Thư ṭa soạn số 162

 

(tháng 05.2025)

 

 

 

B̀NH ĐẲNG TÁNH, B̀NH ĐẲNG XĂ HỘI

 

 

 

Khi đạt được tuệ giác viên măn dưới cội bồ-đề, Đức Phật đă nhận ra rằng tất cả chúng sanh đều sẵn có trí tuệ, đức tánh của Như Lai (1). Nghĩa là trên mặt lư tánh, bản thể, chúng sanh và Phật b́nh đẳng như nhau. Đức Phật có thể đạt đến trí tuệ vô thượng th́ chúng sanh cũng có thể đạt được điều đó.

Từ sự minh định về Phật tánh hàm tàng nơi tất cả chúng sanh, Đức Phật đă chỉ dạy phương thức tu tập, hành tŕ Tứ Diệu Đế - Bốn Chân Lư Vi Diệu (2); qua đó, minh thị một cách b́nh đẳng rằng ai, bất cứ người nào, chúng sanh nào, sinh ra trong cơi đời này đều không thể tránh khỏi khổ đau của sanh, già, bệnh, chết, và nếu nỗ lực tu tập, thực hành miên mật, đúng phương pháp (do ngài hướng dẫn), cũng đều có thể thoát ly khổ năo, đạt đến niết-bàn an vui.

Như vậy, chúng sanh b́nh đẳng trong khổ đau th́ cũng b́nh đẳng trong sự tu tập để vượt khỏi khổ đau.

Từ nhận thức về tính cách b́nh đẳng này, Đức Phật tuyên bố: “Không có giai cấp trong ḍng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn như nhau.” Tuyên ngôn này mở ra sự khai phóng trong tâm thức cá nhân và cộng đồng xă hội, và đă được Đức Phật làm gương trong sự thành lập Tăng-đoàn.

Tăng-đoàn là cộng đồng tăng lữ chung sống ḥa hợp, b́nh đẳng dưới sự lănh đạo tinh thần của Đức Phật, và kỷ cương của giới luật. Trong cộng đồng ấy, không có sự phân biệt giữa người gánh phân và hàng vương giả (như Ưu-ba-ly và Đức Phật, từng là Thái-tử vương quốc Ca-t́-la-vệ), người kỹ nữ và hàng quốc thích (như hoàng tử Nan-đà, em cùng cha khác mẹ của Phật), thợ hớt tóc hay người thương gia... Tất cả những người từ các giai tầng xă hội đều được Đức Phật đón nhận vào hàng ngũ xuất gia một cách b́nh đẳng với chủ trương ḥa kính (3), tôn trọng lẫn nhau trong mọi sinh hoạt.

Đối với người cư sĩ tại gia, Đức Phật dạy Bốn Nhiếp Pháp (4) để họ vừa tu tập, vừa góp phần chuyển hóa xă hội. Cư sĩ tại gia là những sứ giả của Phật, sống và tiếp cận xă hội hàng ngày, nên sự thực hành Bốn Nhiếp Pháp của họ chính là cách để cảm hóa tự thân, và cũng là cảm hóa xă hội, xóa dần biên giới giữa các giai cấp, phú quư hay tiện dân, chủ nhân hay nô bộc...

Nói chung, Đức Phật ra đời không ngoài việc đánh thức Phật tánh sẵn có của mỗi chúng sanh, hướng dẫn con đường thoát khổ để đạt đến an vui thực sự. Con đường ấy đặt trên nền tảng của tánh Phật b́nh đẳng; cũng là con đường góp phần cho niềm phúc lạc an sinh của các cộng đồng xă hội trong toàn cơi nhân gian.

 

Tưởng niệm ngày sinh của Đức Thế Tôn, người con Phật từ ư tưởng đến ngôn ngữ và hành động, cần tiếp xử b́nh đẳng với tất cả mọi người, tất cả chúng sanh; trong th́ nghiêm túc thực hiện pháp Lục Ḥa, ngoài th́ tận tụy thực hành Tứ Nhiếp Pháp. Người con Phật xuất gia hay tại gia, cần đứng trên tất cả để có thể nh́n thấy mặt thực và mặt trái của con người trong xă hội, quốc gia. Nh́n cho đúng, nghe cho rơ, tự trong bản chất của mỗi vấn đề mới có thể nói năng và hành động đúng Chánh Pháp. Được vậy mới hiển lộ được Phật chất trong cuộc đời.

 

___________

 

(1) “Đại địa chúng sanh giai hữu Như Lai trí tuệ, đức tánh” nghĩa là tất cả chúng sanh đều hàm hữu trí tuệ, đức tánh của Như Lai; hoặc “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” – Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

(2) Tứ Diệu Đế (hay Tứ Đế) là bốn Chân lư (Sự thật) vi diệu, cao quư: Khổ đế: Chân lư về sự khổ; Tập đế: Chân lư về nguyên nhân dẫn đến khổ; Diệt đế: Chân lư về sự an vui, giải thoát (hoàn toàn mọi khổ đau); và Đạo đế: Chân lư về con đường tu tập viễn ly thống khổ.

(3) Lục ḥa (hay Sáu pháp ḥa kính - Lục ḥa kính): 1. Thân ḥa đồng trú: sống chung trong một trú xứ/hoàn cảnh một cách ḥa hợp, b́nh đẳng; 2. Khẩu ḥa vô tránh: giữ sự ḥa hợp trong nói năng, ngôn ngữ giao tiếp, không tranh căi v́ những bất đồng; 3. Ư ḥa đồng duyệt: giữ tâm ư ḥa hợp, hoan hỷ, không chống trái nhau; 4. Kiến ḥa đồng giải: trao đổi về kiến giải trong sự ḥa hợp, cảm thông; 5. Giới ḥa đồng tu: b́nh đẳng ḥa hợp trong việc tuân thủ giới pháp; 6. Lợi ḥa đồng quân: b́nh đẳng chia sẻ quyền lợi từ nhỏ đến lớn trong sự ḥa hợp, vui vẻ.

Trong Kinh Châu-Na, Đức Phật dạy Sáu Pháp Ủy Lao, được HT. Tuệ Sỹ chú thích như sau: “Ủy lao pháp , thường được biết là sáu pháp ḥa kỉnh hay lục ḥa. Tập Dị 15 (No Đại 26.1536, tr. 431b), gọi là sáu pháp khả hỷ. Pāli: cha sārāiyā dhammā.” (Xem Kinh Châu-Na, Phẩm 18, trang 257-258, Trung A-hàm Quyển 4, Thanh Văn Tạng Tập 6, Kinh Bộ VI, Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh VN xuất bản năm 2022).

(4) Tứ nhiếp pháp (hay Tứ nhiếp sự): ; S: catvāri-sagrahavastūni - Bốn cách tiếp dẫn chúng sinh của Đại thừa : 1. Bố thí ( ; S: dāna); 2. Ái ng ( ; S: priyavāditā), nghĩa là dùng lời hay, đẹp để chinh phục người; 3. Lợi hạnh ( ; S: arthacaryā), hành động vị tha; 4. Đồng sự ( ; S: samānārthatā), cùng chung làm với những người thiện cũng như ác để hướng dẫn họ đến bờ giác. (Theo Từ Điển Phật Học Online)

HT. Thích Đức Thắng nói trong phần mở đầu bài giảng Tứ Nhiếp Pháp: “Bốn phương pháp này khiến cho các hàng đệ tử Thinh Văn thừa và Bồ-tát thừa sinh khởi lên ḷng thân ái, để hướng dẫn chúng sanh hữu t́nh đi vào Đạo một cách dễ dàng và nhẹ nhàng nhất về cả hai mặt tinh thần lẫn vật chất, đáp ứng và thơa măn được những nhu cầu t́nh cảm có được của họ mà d́u dắt. Ở đây, cả hai đều có lợi: một bên hoàn thành hanh nguyện Bồ-tát của ḿnh, một bên xa lánh được tà kiến vô minh để trở về với chánh kiến giải thoát.”  (Tứ Nhiếp Pháp, HT. Thích Đức Thắng - Thư Viện Hoa Sen)

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 04/28/25