TỪ BIỆT MỘT NHÀ THƠ

 Trần Khải 

 

Thế gian hằng như mộng… Đời người chỉ trong ṿng một thế kỷ rồi biến dạng hẳn, như tia chớp tới rồi đi, như bọt nước hiện ra rồi tan vỡ, như hơi thở không biết từ đâu tới và cũng không biết sẽ tan biến về đâu.

Trong cơi mỏng manh như thế, thi sĩ là người thâm cảm được những cơn lạnh hư vô từ xương tủy, và rồi chữ viết ghi lại sẽ làm buốt giá những trang giấy cho đời sau. Nhà thơ Phạm Công Thiện là một người như thế — sau những thời tuổi trẻ sôi nổi trong Ư Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học, rồi một thời trung niên đi giữa những quán xá và các sân chùa hải ngoại, và rồi tới một thời lặng lẽ của những tháng, những năm nhập thất tại Chùa Viên Thông ở Long Beach, qua đó để lại những trang giấy thi ca lặng lẽ trước khi từ biệt vào cơi vô cùng.

Nhà thơ Phạm Công Thiện đă từ trần ngày 8-3-2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi. Theo lời kể qua điện thoại của nhà thơ Lê Giang Trần, GS Phạm Công Thiện đă dặn ḍ một số việc trước, rồi tŕ một khóa thần chú, nhập định và ra đi nhẹ nhàng.

Mọi chuyện có lẽ không chỉ là dặn ḍ mới vài ngày trước, như Lê Giang Trần kể lại. Nhà thơ Phạm Công Thiện như dường đă dặn ḍ từ nhiều năm trước, qua tập thơ nhan đề “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im.” Nơi đó, những ḍng thơ hiu hắt như những làn gió chiều của hư vô.

Trong bản in năm 2000, do nhà xuất bản Viên Thông ở California, trong Lời Mở Đầu, nhà thơ Phạm Công Thiện viết, “Tôi đă bỏ quên đâu mất rất nhiều bài thơ của ḿnh trên 35 năm lang thang lưu lạc khắp thế giới; tập thơ này chỉ c̣n lại những ǵ vẫn c̣n lại với sự Lặng Im hiu hắt nào đó trên cao…” (trang 6).

Đó cũng là số phận chung của đời người, của nhân loại: lang thang, lưu lạc, chỉ c̣n lại sự Lặng Im hiu hắt…

Như bài thơ “Cuốc”:

Cuốc kêu đầu xương rồng

Dương xỉ rụng trăng rằm

Vỗ mạnh vào thạch động

Rồi lui mất biệt tăm. (trang 8)

Đó là định mệnh người thi sĩ, mở miệng kêu, trăng rằm rụng, và rồi chàng lui mất biệt tăm…

Nhưng đâu có phải là biệt tăm hẳn. Lời đă kêu lên, chữ đă viết xuống… Khi “ông già cô độc ngồi đọc Kim Cương” sẽ tất nhiên có lúc thấy được “Nhật nguyệt lang thang thiên di ngàỳ tháng.” (trang 70)

Do vậy, như dường nhà thơ Phạm Công Thiện đă tiên tri tới những ngày khi cơi đất tàn phai, như bài “Ứng hiện”:

Thất bại giữa đời này

Chết sáng ngời trên cao

Bông tàn phai cơi đất

Mọc lại giữa trăng sao.(trang 71)

Thi sĩ cũng như Thiền sư, đều phảỉ qua những cơn chết lớn, như bông tàn phai cơi đất mới thực sự thấy ḿnh ứng hiện trên cao.

Sau này, nghe nói trong lần tái bản tập thơ “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im” tại Sài G̣n, có thêm phần Lời Dẫn của nhà sư thi sĩ Tuệ Sỹ.

Theo trang nhà Phật Giáo Hoavouu.com, Thầy Tuệ Sỹ viết Lời Dẫn trích như sau:

“Anh đă ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quăng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính ḿnh. Khi mọi người ca tụng anh như một thiên tài, anh vất bỏ thần tượng để đi như một tên lăng tử vô lại. Khi người đời khinh miệt, khi những người thân yêu thù ghét, căm hận, anh đốt lửa soi đường độc hành bằng ánh sao Mai lẻ loi…

…Có ǵ trong những bước đi, và c̣n ǵ trong những bước đi? Chỉ một khoảng ngắn cần vượt qua, khoảng ngắn được đo bằng chính tự ngă của ta. Anh nhảy qua hố thẳm. Hố thẳm như là, v́ chính là, ư hướng tính của ta phóng xuất ra đó; bóng tối của thời gian tích tụ ảo ảnh ngông cuồng của tuổi trẻ. Anh nhảy qua hố thẳm, nhảy qua cái bóng của chính ḿnh. Những bước nhảy vẽ thành chuỗi thất bại liên tục trong đời, trong ḍng tương tục vô hạn của thời gian, lan tràn qua biên độ vô biên của thế giới:

Đă đi mất hẳn đi rồi

Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều

Cái đă đi, một cái ǵ đó vô nhân, vô ngă, đă đi qua trong tôi, trong người, trong đâu đó, hữu biên và vô biên, hữu hạn và vô hạn; cái đă đi ấy chưa hề được thực hiện, chưa hề được đi. Khoảnh khắc đột nhiên ngừng lại. Quá khứ biến mất. Cái đă đi, cái tôi nào đó đă đi, con đường nào đó đă được đi, ngày tháng nào đó đă trải đi; thời gian và thế gian ngưng tụ, ngưng đọng. Không quá khứ; phóng ảnh vị lai chợt dừng lại, như bị đẩy lùi lại sau, đẩy lui vào quá khứ, rồi biến mất…

…Hết thảy hiện tượng thảy đều thanh tịnh, tự tánh xuất hiện trong hư không pháp tánh…

…Như huyễn tượng, như chiêm bao, như thành phố giữa hư không, cũng vậy, những ǵ xuất hiện, tồn tại, rồi hủy hoại.

Đă đi rồi đă đi chưa

Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời.”(hết trích)

Như thế, có phải nhà thơ Phạm Công Thiện đă hóa thân trở thành giải lụa trắng đong đưa giữa trời? Nhưng, có phải giảỉ lụa trắng cũng vẫn như huyễn tượng, như chiêm bao?

Không, đây không phải là hư vô. Tuy là huyễn tượng, tuy là chiêm bao, tuy là một bước nhảy vọt để rồi biến mất… vẫn không phải là hư vô.

Chính nơi đây, Kinh Lăng Già mới viết rằng khi thâư thế gian này như huyễn, bấy giờ dấy lên ḷng thương xót cho mọi người, bấy giờ tâm đạị bi mới sinh khởi, Tâm Bồ Đề mới khởi dậy.

Nhà thơ Phạm Công Thiện trong một bài rất dài, nhan đề “Lên Đường” nơi trang 104-108, đă viết, trích:

Chim ca lăng kêu sương

Tôi sụp lạy cúng dường

Lôi bồ đề tâm dậy

Chấn động khắp mười phương…

*

Chim ca lăng kêu sương

Tôi sụp lạy đaị dương

Lôi bồ đề tâm dậy

Sấm sét nổ mười phương…

Trong một bài viết năm 1988, nhan đề “Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ,” nhà thơ Phạm Công Thiện đă viết về thiền sư Tuệ Sỹ, nhưng cũng như dường viết cho chính bản thân ḿnh:

“…thơ Tuệ Sỹ chính là tiếng thơ đổi giọng của một loài chim đi từ cơi xa xưa của vô biên tế kiếp trong ḷng sâu thẳm của Tính Mệnh Quê Hương.”

Và để trân trọng gửi lời từ biệt nhà thơ Phạm Công Thiện, bài viết này xin khép lại bằng cách chép lại bốn ḍng (đọc nghe như lờ́ dặn ḍ của nhà thơ họ Phạm từ những thập niên trước) nơi trang 152 của tập “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im”:

Nhảy thẳng vào sự việc

Chẳng có ǵ đáng tiếc

Sự việc lớn lao nhất

Là hiện tiền tịch diệt.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/31/11