H̉A THƯỢNG XE BUS

Điều ngự tử TÍN NGHĨA

 

 

Đây là một biệt hiệu du tăng của cố Trưởng lăo Ḥa thượng Thích Trí Chơn mà Tăng ni Tín đồ khắp thế giới ai ai cũng đều biết.

Tôi và Ḥa thượng Thích Trí Chơn vừa đồng môn (Tây Thiên Pháp Phái, được vua Khải Định sắc tứ là Tây Thiên Di Đà) và biết nhau từ thời thơ ấu. Hồi đó, trước 1963, tôi thường gọi là chú B́nh (v́ Ngài có quư danh là Trương Xuân B́nh), mặc dầu Ḥa thượng đă là nhà giáo cho các trường Bồ Đề và cũng là tu sĩ dịch thuật đầu tiên cho Tạp chí Liên Hoa của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thừa Thiên-Huế chủ trương (cố đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu, viện chủ Linh Mụ Quốc Tự làm chủ nhiệm) ;  nhưng sống với cuộc sống b́nh dị, ngày ngày chỉ biết Văn hóa qua dịch thuật với chiếc xe đạp b́nh thường tới lui với ngôi trường Bồ Đề Thành Nội rất thoải mái.

Thầy là đệ tử lớn, có học vị sau thầy Trí Không, trước thầy Trí Siêu của ôn Linh Mụ, nhưng giới Tăng Ni trẻ ít ai biết rơ ràng. Thầy chỉ sống âm thầm cho đến ngày du học, thành danh và hoằng dương Phật pháp tại Hải Ngoại, th́ thiên hạ mới biết rơ về Ngài.

 

Mẫu người chân t́nh:

Tôi gặp lại Thầy Trí Chơn sau 1975. Tôi đến Hoa Kỳ định cư vào ngày 19-09-1979 do Ḥa thượng Măn Giác bảo lănh từ trại tỵ nạn HongKong. Thầy Trí Chơn do Ḥa thượng Thiên Ân bảo lănh từ Ấn Độ vào năm 1977 qua hợp tác với Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu, trụ sở chùa Việt Nam Los Angeles.

Vừa đến Hoa Kỳ được một tuần. Chủ nhật tuần mới nhất nói chuyện với đồng bào Phật tử chùa Việt Nam ;  tuần kế, Thầy Trí Chơn đi xe Bus lên đón tôi tận chùa và đưa về chùa Vạn Hạnh nói chuyện với Đồng bào Phật tử ở vùng San Diego. Ở lại với Thầy, tâm sự, hàn huyên những chuyện xưa, tích cũ thời c̣n hàn vi từ quê nhà. Thầy hỏi hết chuyện nầy qua chuyện nọ. Nhắc chuyện bà Tham, bà Thị, bà Đốc Xướng, v.. v... thường hay giúp đỡ cho Thầy về phương tiện sách vở hoặc là những gói xôi nho nhỏ với muối mè kèm theo mỗi khi đi học, dùng trưa. Thôi th́, Thầy hỏi thăm đủ thứ, ai c̣n ai mất. Hỏi không bỏ sót một đường tơ kẻ tóc nào. Có cái Thầy biết, tôi không biết cũng bị lôi ra hỏi.

Những ngày ở Vạn Hạnh, Thầy tự thân đưa tôi đi xem thắng cảnh đẹp, nổi tiếng vùng San Diego. Đi trên xe, Thầy cũng hỏi lại chuyện xưa, rồi kể chuyện t́m cách đi nghiên cứu Phật tích ở Thái Lan, t́m cách đi du học Ấn Độ. Có lẽ, Thầy thâm nhập cách học ở Ấn, nên mỗi khi nhắc một câu chuyện hay hỏi địa chỉ, điện thoại mới Thầy đều nhắc lại ít nhất ba lần hoặc người tiếp chuyện cũng bị nhắc lại ba lần y như trong kinh luật Phật dạy vậy. Bởi thế, tất cả Phật tử, đệ tử hoặc Tăng Ni được Thầy tiếp chuyện, nếu không hiểu ư Thầy cũng có vị không vui, nhưng lâu rồi cũng quen.

Khi tôi được Giáo hội đưa lên làm Trú tŕ chùa Việt Nam Denver cũng như Lănh đạo tinh thần Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại tiểu bang colorado, lâu lâu cũng được Thầy gọi điện thoại thăm hỏi, khuyến tấn làm việc đạo nơi xứ lạ quê người.

Có một sinh hoạt mới lạ, một bản tin của Giáo hội, Thầy tận tay đi gởi cho hàng Phật tử phương xa để biết. Nhất nhất đều khuyên hội viên của những ngôi chùa, những hội Phật giáo do Thầy sáng lập hay của giáo hội đều đi theo con đường Thống Nhất mà đặc biệt là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

 

Một Đời Cho Văn Hóa:

Ḥa thượng Trí Chơn không trước tác, trước thuật chi nhiều mà chỉ dịch thuật. Ngày c̣n làm nghể gơ đầu trẻ ở quê nhà cũng đă dịch những mẫu chuyện Phật pháp ngắn đăng trong các tập san Phật giáo. Đặc biệt, khi xong chương tŕnh Tiến sĩ qua định cư tại Hoa Kỳ th́ Thầy vừa làm Phật sự, vừa làm văn hóa chuyên ngành dịch thuật. Hầu hết các tập san, đặc san Phật giáo dù ngắn hạn dài hạn khắp trên thế giới, cũng như những tờ báo lớn Việt ngữ ở Hoa Kỳ đều có bài mang tên Thích Trí Chơn. Trên 15 dịch phẩm giá trị của Thầy c̣n lưu lại, có dịch phẩm được tái bản nhiều lần không những chỉ ở hải ngoại mà c̣n ở quốc nội cũng được ấn hành như:  Phật giáo Vấn Đáp (The Buddhist Catechism), Phật giáo Ḥa B́nh Thế giới và Chiến Tranh Nguyên Tử (Buddhism, World Peace and Nuclear War), Con Đường Dẫn Đến Chân Hạnh Phúc (The Blueprint of Happiness), Ḷng Thương Yêu Sự Sống (The Love of Life), ...

Sau khi tang lễ của Thầy hoàn măn, chúng tôi cùng môn đồ pháp quyến lên tận Phật Học Viện Quốc Tế để thu dọn sách vở và những tài liệu của Thầy, cũng thấy c̣n một số dịch phẩm đang là bản thảo chưa được in ấn (Số tài liệu này, bây giờ môn đồ pháp quyến cất giữ).

 

Một Vị Xây Dựng Nhiều Cơ Sở Cho Giáo Hội:

Những Hội Phật Giáo hay chùa do Thầy sáng lập như là:

Hội Phật Giáo vùng Tây Nam Louisiana (Chùa Tịnh Độ) tại Lafayette (Tiểu bang Louisiana), Hội Phật Giáo Việt Nam tại Jackson (Mississippi), Hội Phật Giáo Tây Bắc Florida (Chùa Diệu Đế) tại Pensacola (Florida), Hội Phật Giáo Đông Bắc Florida (Chùa Hải Đức) tại Jacksonville (Florida), Hội Phật Giáo Palm Beach (Chùa Lộc Uyển) tại thành phố Greenacres (Florida), Cộng Đồng Phật tử Việt Nam tại Gainesville (Florida), Hội Phật Giáo Việt Mỹ (Chùa Phổ Đà) tại Memphis (Tennessee), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Tịnh Tâm) tại Nashville (Tennessee), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Pháp Bảo) tại Knoxville (Tennessee), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Phước Thành) tại Liberal (Tiểu bang Kansas), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Phổ Minh) tại Fort Smith (Tiểu bang Arkansas), Cộng Đồng Phật Tử tại Little Rock (Arkansas), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Tây Phương) tại Gainesville (Georgia), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Cát Tường) tại Garden City (Georgia), Hội Phật Giáo Việt Nam Trung Tâm Georgia (Chùa Viên Thông) tại Atlanta (Georgia), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Từ Ân) tại Lousiville (Kentucky), Hội Phật Giáo Việt Nam (Niệm Phật Đường Giải Thoát) tại Grand Island (Tiểu bang Nebraska), Hội Học Phật Tịnh Tâm tại Lincoln (Nebraska), Cộng Đồng Phật Tử Việt Nam tại Hastings (Nebraska), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Phổ Môn) tại Sioux City (Tiểu Bang Iowa), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Hồng Ân) tại Des Moines (Iowa), Hội Phật Giáo Việt Nam tại Columbia (South Carolina), Hội Phật Giáo Việt Nam tại Myrtle Beach (South Carolina), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Viên Quang) tại Pittsburgh (Tiểu Bang Pennsylvania), Hội Phật Giáo Việt Nam tại Erie (Pennsylvania), Trung tâm Phật Giáo Boston (Chùa Lục Ḥa) tại Dorchester (Tiểu Bang Massachusetts), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Huyền Quang) tại Springfield (Massachusetts), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Phước Điền) tại Manchester (Tiểu Bang New Hampshire), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Quan Âm) tại Binghamton (Tiểu Bang New York), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Thanh Tịnh) tại Rochester (New York), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Long Hoa) tại Albany (New York), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Tịnh Quang) tại Dayton (Ohio), Hội Phật Giáo Việt Nam vùng Bắc New Jersey (Chùa Tường Vân) tại Jersey City (New Jersey), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Viên Quang) tại Cleveland (Ohio), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Quốc Ân) tại Omaha (Nebraska), Hội Phật Giáo Việt Nam (Chùa Phước Hải) tại Coralville (Iowa) và Cộng Đồng Phật tử Việt Nam tại Charleston (South Carolina).

Phải nói, Thầy Trí Chơn là vị Lănh đạo trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở H Hải Ngoại thành lập các Hội Phật Giáo Việt Nam hay chùa là nhiều nhất. Không có một vị nào có thể sánh bằng. Có những Hội Phật Giáo hay chùa, Thầy đă chọn những vị Tăng có tầm cở để gánh vác việc chùa, việc hội và có đầy đủ pháp lư, pháp nhân. Công việc sắp đặt cho các hội đang từ từ tiến hành để có những vị tu sĩ hướng dẫn th́ Thầy thuận tịch.

 

Những Ngày Ở Phật Học Viện:

Ba chúng tôi, Cố Ḥa thượng Thích Đức Niệm, Khái sáng kiêm Giám Đốc Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là vị Chánh thư kư đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Cố Chủ tịch Điều hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Trưởng lăo Thích Trí Chơn và chúng tôi (Tín Nghĩa) đồng cộng trú và làm việc với nhau cho Giáo hội, cho Viện rất tương đắc và cũng đem lại nhiều thành quả khiêm tốn ;  mặc dầu Thầy Trí Chơn ở tại Phật Học Viện sau chúng tôi, nhưng thời gian dài lâu hơn.

Sau khi nghe Thầy bệnh khá nặng, chúng tôi thưa với Ḥa thượng Thích Nguyên Trí thỉnh Thầy về Bát Nhă để t́m bác sĩ chữa trị. Những ngày cuối đời, Thầy vẫn thuận nghe chư Tăng Ni đưa đi khám nghiệm đủ điều, nhưng Thầy vẫn một ḷng niệm Phật, tin Phật chứ không chịu nhận một sự thử nghiệm nào theo khoa học giống như hơn 25 năm về trước khi c̣n Trú tŕ và lănh đạo Cộng đồng Phật Giáo Việt Nam chùa Vạn Hạnh vùng San Diego (thời gian Thầy ở đây cũng đă từ chối sự khám hiệm, mổ xẻ của bệnh viện về phổi. Bác sĩ cho hay, nếu không thử nghiệm và chữa trị như thế sẽ chỉ được sống thêm sáu tháng hoặc tối đa một năm rưởi. Thầy dơng dạc trả lời, chúng tôi tin Phật, niệm Phật và tŕ tụng kinh Phổ môn. Quả thật, Bác sĩ và Phật tử địa phương cũng ngạc nhiên qua sự chối từ này và sống đến ngày nay. Điều này chúng tôi, cố ḥa thượng THiên Ân và cố Ḥa thượng Đức Niệm biết rơ).  Trước khi viên tịch, Thầy nhờ Ḥa thượng Thích Nguyên Trí và chư Tăng Ni cùng môn đồ pháp quyến đưa lên tận Viện để nh́n một lần chót như báo hiệu sự ra đi của ḿnh.

Vào khoảng 11 giờ 30 trưa thứ Hai, ngày 14-03-2011, thầy Quảng Định gọi điện thoại cho chúng tôi hầu chuyện với Thầy. Giọng nói qua phone rất yếu, nhưng chủ yếu là muốn gặp chúng tôi tại Bát Nhă những điều cần nói, cần dặn ḍ, vào chiều thứ Bảy tuần ấy ;  v́ Thầy đă biết chúng tôi đă mua sẵn vé về kỷ niệm húy nhật cố Ḥa thượng Thích Đức Niệm mỗi năm. Tuy thế tất cả những ǵ Thầy nói với tôi, như Ḥa thượng Nguyên Trí và chư Tăng ni tháp tùng hôm ấy cũng đều biết. Tôi hứa khi về Viện là xuống ngay Bát Nhă để gặp và Thầy nói thầy hơi yếu, xin gác máy.

Vào khoảng hai giờ chiều cùng ngày, tôi điện thoại cho Ḥa thượng Nguyên Trí để biết sức khỏe của Thầy. Ḥa thượng Nguyên Trí cho hay là tạm yên ổn, tôi mừng thầm và hy vọng là sẽ gặp và sẽ được Thầy nói những ǵ muốn nói.

Than ôi, chưa đầy bốn tiếng đồng hồ sau đó, Ḥa thượng Nguyên Siêu, Ḥa thượng Nguyên Trí gọi phone tới tấp cho biết là Thầy đă an nhiên thị tịch có đầy đủ chư tôn đức và môn đồ pháp quyến đứng quanh Thầy niệm Phật tiếp dẫn.

Ngài đă an nhiên xả bỏ báo thân vào lúc 6 giờ chiều ngày 14 tháng 3 năm 2011 (nhằm ngày Mùng 10 tháng 2 năm Tân Măo) trong tiếng niệm Phật trang nghiêm của chư  Tăng, Ni Chùa Bát Nhă và môn đồ pháp quyến.

 

Những Năm Tháng Cuối Đời:

Sinh tiền, khi làm Phật sự, đi hoằng dương chánh pháp đó đây, Thầy nói nhiều và trùng tuyên câu nói của Thầy ít nhất là ba lần y như trong kinh vậy. Nhưng ba ba năm gần đây, sau Giáo Chỉ số 9, Thầy lại không c̣n nói nhiều mà chỉ im lặng ngồi nghe, hay mĩm cười. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ ra đời, Đại Tăng và Đại chúng cung thỉnh Thầy lên Ngôi vị Chủ Tịch, Thầy từ chối.

Thầy bảo:

-  ... "Chúng tôi qua Hoa Kỳ do sự mời và bảo lănh của Ḥa thượng Thiến Ân, tham gia với bao nhiêu Giáo Hội khác nhau, tôi nhất nhất trung thành và làm việc hết ḿnh. Sau khi vâng lời Di huấn của đức Đệ Tam Tăng Thống, thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, là Giáo hội đẹp và lư tưởng nhất ;  thế nhưng, không có ǵ ra ngoài nghiệp chướng cả. Tôi năm nay cận kề cho tuổi tám mươi, tôi được yên thân niệm Phật để theo Phật là đủ..."

Tuy nhiên, Phật sự đa doan, Đại chúng đương cần lương đống, Thầy hoan hỷ nhận lời với trách nhiệm Giáo hội giao phó.

Thầy bảo:

-  "Chúng tôi chỉ xin nhận một kỳ mà thôi". Đại chúng cười vang và đồng thanh niệm Phật. Mặc dầu, Thầy là Chủ tịch, nhưng mỗi khi họp hay có những tin tức Phật sự dù dễ, dù khó, Thầy không đơn phương tự chuyên mà đều tham khảo với những vị có trách nhiệm, dù vị ấy chỉ tương đương là học tṛ của Thầy. Những lúc An cư Kết hạ, Thầy không bỏ sót một thời kinh hay lễ sám. Những buổi giảng, nói chuyện của quư vị Tăng Ni trẻ Thầy vẫn im lặng ngồi nghe suốt. Thầy có phát biểu chăng khi Đại chúng yêu cầu. Giờ họp Giáo hội, chứng minh đại lễ, giờ Quá đường, ngồi thiền chỉ tịnh, Thầy là vị y hậu chỉnh tế và có mặt sớm hơn ai hết và Thầy không khẩu giáo mà chỉ thân giáo. Một h́nh ảnh đẹp tuyệt vời. Giờ th́, Thầy đă đi xa và xa măi, chúng tôi ở lại tính sao đây khi Giáo hội đang thiếu bậc long tượng, Tăng đoàn thiếu bậc lương đống, Tín đồ thiếu bậc hướng dẫn đầy ḷng vị tha vô ngă. Những ǵ Thầy muốn dặn ḍ với riêng tôi như trong điện thoại Thầy đă nhắc cũng không có được mà chỉ vang vọng tưởng tượng mỗi khi đứng trước bàn thờ của Thầy thắp nén hương ḷng tưởng niệm và xin nguyện là đem hết khả năng có được với tấm ḷng sắt son cùng Giáo hội, Tăng đoàn, Quê hương và Dân tộc.

 

Từ Đàm mùa Đản sanh 2555,

Điều ngự tử Tín Nghĩa 

 

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 06/07/11