ẢNH HƯỞNG ĐẠO PHẬT

 

TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

 

 

Quách Tấn

 

 

 

L.T.S: Tưởng niệm nhà thơ Phạm Công Thiện lại nhớ nhà thơ Quách Tấn, nhớ nhà thơ Quách Tấn lại nhớ nhà thơ Hàn Mặc Tử. Xin giới thiệu bài cũ của thi hào Quách Tấn, viết từ nửa thế kỷ trước để cùng nhớ những nhà thơ tài hoa của đất Việt.

 

 

 

Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính v́ tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc, h́nh ảnh và âm nhạc--nhất là âm nhạc, v́ chỉ có âm nhạc mới diễn tả nổi những cái sâu xa, thầm kín, những cái tế nhị, u ẩn của một tâm hồn.

Nhiều khi Tử phải bỏ nghĩa thông thường của chữ, bỏ cả văn phạm của câu, để cho thanh âm tiết tấu phù hợp với những biến chuyển, những rung động, những xao xuyến của tâm hồn--một tâm hồn mênh mông và đối với chúng ta có phần xa lạ--mà văn tự chính xác nhiều khi không diễn tả được thấu đáo, không diễn đạt đúng ư muốn của người thơ. Cho nên xem thơ Hàn Mặc Tử, nhiều khi không nên chấp ở chữ mà hại lời, không nên chấp ở lời mà hại ư. Và muốn nhận thức t́nh ư trong thơ được đầy đủ, th́ phải thưởng thức nhạc thơ trước nhất, v́ trong thơ Tử, nhạc đi trước mà ư theo sau, và có khi ư không ở trong lời mà ở trong nhạc.

Trong tâm hồn Tử, không có những bức thành kiên cố ngăn cách tôn giáo của ḿnh và tôn giáo của người, nhất là đối với Phật giáo. V́ không có những bức thành kiên cố ngăn cách giữa tôn giáo ḿnh và tôn giáo người, nên Tử đă đi t́m nguồn cảm hứng trong Đạo Bồ Đề. Và mặc dù tự xưng ḿnh là "Thi sĩ của đạo quân Thánh Giá", Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, những h́nh ảnh của Phật giáo và dùng trong văn thơ ḿnh, dùng cả vào trong những bài có tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất. Như bài Thánh Nữ Đồng Trinh là một.

Bài này Là những lời Tử dâng lên Đức Maria để ca ngợi "ơn phước cả", mà Thánh Nữ đă ban cho Tử trong "cơn lâm lụy". Trong bài có những chữ "Từ Bi", "ba ngàn thế giới", là chữ của nhà Phật, dùng một cách sướng khoái:

Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹn

Giàu nhân đức, giầu muôn hộc từ bi

Tôi ưa nh́n Bắc đẩu rạng b́nh minh

Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới

 

Hai chữ "Từ bi", c̣n thấy dùng trong nhiều bài khác:

Thơ tôi thường huyền diệu

Mọc lên đạo từ bi

(Cao Hứng)

Trời từ bi cảm động ứa sương mờ

Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá

(Hăy Nhập Hồn Em)

Nhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như "hằng hà sa số" "mười phương" cũng thường gặp trong thơ Tử:

Mây vẽ hằng hà sa số lệ

Là nguồn ly biệt giữa cô đơn

(Cuối Thu)

Đóng cửa mười phương lại

Dồn ánh sáng vào đây

(Điềm lạ)

Trời như hớp phải hơi men ngan ngát

Đắm muôn ngh́n tinh lạc xuống mười phương

(Nguồn thơm)

Nhưng đó chỉ là những dấu tích bên ngoài. Trong thơ Hàn Mặc Tử có nhiều bài chịu ảnh hưởng cả h́nh thức lẫn tinh thần Phật giáo:

Bay từ Đao Lỵ đến trời Đâu Suất,

Và lùa theo không biết mấy là hương.

(Phan Thiết)

Trở lại trời tu luyện với muôn đêm,

Hớp tinh khí lâu năm thành chánh quả.

(Phan Thiết)

Ngoài những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật, như "thành chánh quả", "sông Hằng", Tử văi tung thơ lên tận sông Hằng (Phan Thiết). Ngoài những h́nh ảnh đẹp đẽ của trời "Đao Lỵ", trời "Đâu Suất" - những cơi Phật xa xăm, đầy nhạc, đầy hương, đầy ánh trăng--chúng ta nhận thấy trong bài Phan Thiết, thuyết nghiệp báo và thuyết luân hồi được thi vị hóa một cách tài t́nh: con chim Phụng Hoàng v́ Sân Si mà phải đoạn, và khi trở lại trời tu luyện thành chánh quả rồi, mà v́ tập khí chưa tiêu trừ trọn vẹn, nên phải trở xuống trần gian, "nơi đă khóc đă yêu đương da diết" để mà "chôn hận ngh́n thu" và "sầu muộn ngất ngư".

Trong bài Phan Thiết, chúng ta c̣n nhận thấy rằng Hàn Mặc Tử đă nh́n đời bằng con mắt giác ngộ: những hiện tượng trong cơi đời này đều là những tuồng ảo hóa:

Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao,

Trăng tan tành rơi xuống một cù lao

Hoá đại điện đă rất nên tráng lệ

(Phan Thiết)

Và cơi đời này--mà Phan Thiết là tượng trưng--là nơi đau khổ, là nơi "chôn hận ngh́n thu", là nơi "sầu muộn ngất ngư". V́ nhận biết cơi đời là giả tạo, là nơi khổ lụy, Tử đi t́m nơi giải thoát và đă t́m thấy Cực Lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà.

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền

(Ngoài vũ trụ)

Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc

Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác

Rất phương phi trên hết cả anh hoa

(Ra đời)

V́ muôn kinh dồn dập cơi thơm tho,

Thêm nghĩa lư sáng trưng như thất bảo

(Đêm xuân cầu nguyện)

Những "ánh sáng vô cùng" "sáng láng cả mọi miền", những tiếng "nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh", những điệu nhạc "rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác" những "cây bằng gấm và ḷng sông bằng ngọc", ở trong Tử là vang bóng của "vô lượng quang" của "thiên nhạc", của "hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo" trên thế giới Cực Lạc mà Tử đă nh́n qua kinh A Di Đà.

Tinh thần Phật giáo c̣n ảnh hưởng trong nhiều văn thơ của Tử, nhưng nhiều khi hoặc quá tiềm tàng, hoặc bị h́nh ảnh thơ lấn đi, nên chúng ta không thấy nếu chúng ta không chú ư, không lưu tâm. "Ôi trời hạo nhiên đây không phải là công tŕnh châu báu của Người sao? Ḷng vô lượng đây không phải do phép màu nhiệm của Đấng Vô Thỉ Vô Chung?” (bài tựa Xuân Như Ư). Đó chẳng phải là chữ Tâm được thi vị hóa bằng những h́nh ảnh tượng trưng? Hàn Mặc Tử đă xác nhận tính chất vô thỉ vô chung của Tâm (ḷng vô lượng), mà biểu hiện mầu nhiệm là Mùa xuân thơm tho, trong đẹp, tràn lan khắp không gian (trời muôn trời) chen lấn vô tận hồn tạo vật, và tồn tại cùng thời gian (năm muôn năm). Nhưng v́ là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Tử đă quan niệm cái Tâm bất sanh bất diệt là Đấng Vô Thỉ Vô chung, và coi những hiện tượng do "ḷng vô lượng" đă "đưa ra" kia là "công tŕnh châu báu" của Đức Chúa Trời, nên Tử "cao rao danh Cha cả sáng". Như thế Hàn Mặc Tử có phải là một nhà thơ của đạo Thiên Chúa? Nghĩa là Tử phải có một tín đồ dùng thơ để phụng sự tôn giáo ḿnh? Thưa không phải. Tử t́m vào Đạo - Đạo Thiên Chúa cũng như Đạo Phật chỉ để t́m nguồn cảm hứng, để t́m nguồn an ủi khi bị t́nh đời phụ rẫy hoặc thể xác dày ṿ. Lư tưởng chính của Tử là Thơ. Tôn giáo chỉ là những yếu tố phụ vào để làm cho thơ thêm giầu sang và trọng vọng. Do đó nhiều khi bị hứng thơ lôi cuốn, Tử đă thốt ra những lời có thể gọi là "phạm thượng" đối với những Đấng Thiêng Liêng mà Tử phụng thờ. Ví dụ đương quỳ trước Thánh Nữ Maria để ca ngợi ơn cứu nạn, mà Tử dám nói:

Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ;

Ḍng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ

Bút tôi reo như châu ngọc đền vua

Thật chẳng khác nào đứng nói cùng một người ngang hàng ngang lứa hoặc Nàng Thơ! Thậm chí trong khi cầu nguyện lúc đêm xuân, mà chàng vẫn để tứ thơ ngang tàng theo hứng:

Ta chắp tay lạy quỳ hoan hảo,

Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian,

Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân

Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế

(Đêm xuân cầu nguyện).

Nghĩ đến những ǵ "giàu sang hơn Thượng Đế", Tử biết là một tội lỗi lớn, nên tiếp đó chàng van lơn thầm nguyện:

Tôi van lơn, thánh nguyện Chúa Giêsu

Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối

Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi

Lời xưng tội vẫn không thật nghiêm trang thành kính! Trong khi viết những lời tạ tội, Tử đă nghĩ đến thơ nhiều hơn nghĩ đến Chúa, mặc dù Tử luôn luôn thờ Chúa trên thơ.

C̣n đối với Đạo Phật? Hàn Mặc Tử đi vào Đạo Từ Bi không phải để tu, mà cũng không phải để t́m hiểu những ǵ cao siêu huyền diệu. Tử vào Đạo Từ Bi cũng như một lăng nhân vào vườn hoa ngh́n hương muôn sắc. Vào không phải với mục đích của nhà vạn vật học hay nhà làm vườn, mà vào với tấm ḷng con nhà nghệ sĩ khoáng đạt phong lưu. Vào để thưởng thức những cái Đẹp khác thường vừa giàu sang vừa thanh thoát. Hoa có bao nhiêu hương giống, cũng không cần biết. Vườn hoa có tự bao giờ và rộng đến đâu, cũng không cần biết nốt. Mà chỉ biết rằng có nhiều hương lạ, nhiều sắc lạ, và chỉ biết trải ḷng mênh mông. Rồi những ǵ đă thấm vào tâm khảm thỉnh thoảng trào ra ngọn bút những lúc Thơ về, khi th́ đượm đà, khi th́ phảng phất, khi th́ hiển hiện, khi th́ ẩn tàng và tràn ra một cách tự nhiên, khiến lắm lúc nhà thơ rưởng rằng đó là do ḿnh sáng tạo ra chớ không ngờ rằng ḿnh đă chịu ảnh hưởng,

Và tất cả những ǵ đă thâu nhập được trong tôn giáo, trong Phật giáo, cũng như trong Thiên Chúa Giáo - một khi đă vào thơ Tử th́ không c̣n giữ nguyên chất, v́ đă bị tâm hồn Tử biến thể, pha trộn theo quan niệm và sở thích của ḿnh. Tử thường nói cùng bạn rằng: “Tôi lợi dụng văn chương và triết lư nhà Phật để làm thơ mà thôi. Tôi dung ḥa cả hai thể văn và tôn giáo: Thiên Chúa và nhà Phật. Đó chính là muốn làm giầu cho nền văn chương chung.”

Bởi vậy, khi đọc Hàn Mặc Tử, chúng ta nên mở tấm ḷng cho rộng răi, đừng chấp về mặt tư tưởng cũng như về mặt ngôn từ, th́ mới dễ cảm động cùng con người thơ phức tạp, mới tận hưởng được tất cả những ǵ sâu kín ẩn khuất dưới những hàng mây ráng lung linh.

 

(Nha Trang, mùa xuân Tân Sửu, 1961)

 

 

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/01/11