NGƯỜI VỀ TỪ PHƯƠNG XA

Huyền Nữ Dương Chi

 

Lúc nhỏ tôi không hề để ư. Nhưng từ vài năm qua, khi tôi đă vào học cấp 3, tôi cứ sống với những dấu hỏi nhức nhối trong đầu. Tôi đă theo hỏi mẹ nhiều lần, nhưng mẹ chỉ cười, một nụ cười rất thật không chút gượng ép, rồi trách yêu: “Con cứ thắc mắc vớ vẩn!” Vậy là những dấu hỏi trong tôi cứ chất chồng lên nhau theo ngày tháng, mỗi ngày là một thắc mắc, mỗi tháng thêm nỗi ngạc nhiên, và tôi biết nếu hỏi cha càng không được cha giải tỏa. Cha rất nghiêm, ít nói, sống lặng lẽ lầm ĺ, tôi sợ.

Mẹ tôi tật nguyền hai chân từ nhỏ. Ông bà ngoại tôi đă bị chiến tranh cướp mất đi, để lại hai người con gái ở tuổi trăng tṛn. D́ Hai của tôi đă phải đi làm thuê giặt mướn giúp việc gia đ́nh cho nhiều nhà giàu để kiếm tiền cưu mang người em gái tàn tật. Chiến tranh khốc liệt một lần nữa gây cảnh chia ly cho mẹ tôi. D́ Hai và mẹ thất lạc nhau trong cuộc sơ tán hỗn loạn dưới mưa bom băo đạn. Mẹ tôi được một xe bộ đội cứu vớt, đem về thành phố giao cho một bệnh viện bảo bọc cứu chữa. Sau này, khi đất nước thanh b́nh, mẹ gặp một người bộ đội đem ḷng thương yêu, vậy là người thương binh kết duyên với cô gái tật nguyền, sinh ra một đứa bé gái. Đó là tôi. Tôi nghe mẹ kể vậy. Cha th́ chỉ cười nhẹ, gật gù xác nhận đúng.

Hàng xóm láng giềng chẳng ai biết rơ về cha mẹ tôi, v́ gia đ́nh tôi mới về ở thành phố này được mười năm. Ngay ở quê cũ, cũng không ai rơ về cha mẹ tôi, họ chỉ biết y như lời cha mẹ tôi kể cho tôi nghe. Tôi tin vào những câu chuyện ấy, và hănh diện trước mối t́nh đẹp đẽ và tuyệt vời của cha mẹ ḿnh. Tôi thầm kính phục cha, một người đàn ông chung thủy, một người có “Tâm Đạo” vững chăi và sáng trưng, mang trong tim một mối t́nh chân thật để sống với người yêu bị liệt cả hai chân. Quá đẹp!

Nhưng, vài năm trở lại đây, tôi đă lo lắng, buồn sầu khi để ư thấy cha đă khác trước. Cha có những biểu hiện khác thường, không c̣n trọn vẹn là một thần tượng đẹp trước mắt tôi. Cha đi chùa lễ Phật nhiều hơn trước, tham gia những chuyện Phật sự, làm từ thiện rất hăng say. Nhưng, càng lưu tâm để ư, tôi càng thấy những điều giả dối trong quan hệ giữa cha và mẹ ḿnh. Phải chăng cha tôi đang tạo một cái vỏ bọc đạo đức thơm tho để che giấu bưng bít những mưu toan và hành động xấu xa của ḿnh? Không phải tự nhiên mà tôi nghĩ xấu về cha ḿnh như vậy. Thật kỳ lạ, tôi biết được là đă từ lâu, tôi nhớ lại thật chính xác, cha không bao giờ nằm chung giường với mẹ. Không biết những lúc tôi vắng nhà th́ cha mẹ tôi sẽ quan hệ đối xử nhau ra sao. Khi có mặt tôi, cha mẹ tránh xa nhau, ngồi nói chuyện cũng cách nhau một cái bàn. Và, đă bao năm rồi, tôi vẫn ngủ với mẹ. Tôi từ khi hiểu biết khái niệm ly thân ly dị, mới nghi ngờ cha mẹ đă có chuyện ǵ bất đồng xích mích nhau, có thể đă quyết định ly thân từ khi tôi c̣n là một học sinh tiểu học. Có lần tôi liều hỏi mẹ: “Sao mẹ không cho con một đứa em?”

Mẹ tôi buồn bă: �

- Mẹ mất khả năng ấy rồi. Bộ con không muốn làm… �?

Mấy năm qua, cha tôi bỗng có một nguồn thu nhập khó hiểu. Ông sửa nhà, mua sắm đủ thứ máy móc tiện nghi trong nhà. Tôi thấy ông giao tiền hết cho mẹ cất giữ. Mẹ tôi mua sắm cho tôi không thiếu một thứ ǵ. Mỗi lần đẩy xe lăn cho mẹ ra ngoài phố, vào chợ tôi đều hỏi ḍ, mẹ nói: “Cha con không tham nhũng đâu mà sợ. Rồi có ngày con sẽ biết, bây giờ con chỉ việc học hành cho giỏi. Đừng hỏi!” Tôi mấy lần thấy cha tôi ngồi đọc thư có ảnh của ai đó gửi cho ông. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ có được cha cho xem thư ảnh đó không?”�“Có. Đó là thư riêng của cha con, một người bạn cũ gữi thăm vậy mà!”�Mẹ không làm tôi hết thắc mắc, tôi vẫn thấy có điều ǵ đó không b́nh thường nơi cha. Và, tôi lén lục học tủ của ông, t́m thấy tấm ảnh của một người đàn bà lạ hoắc. Thư th́ tôi không t́m ra được. Tôi không dám hỏi mẹ, sợ lộ cái ṭ ṃ tọc mạch lục lọi hộc tủ riêng của cha. Tôi im lặng. Im lặng để theo dơi. Và im lặng để ngày càng gánh thêm những câu hỏi ngột ngạt khó chịu trong đầu.

? Mấy ngày qua, cha tôi vui vẻ hoạt bát hẳn lên. Ông và mẹ tôi thường ngồi x́ xầm to nhỏ với nhau trước những tấm ảnh, thư mà tôi đoán là thư từ nước ngoài, của người đàn bà lạ trong ảnh. Khi thấy tôi, cả hai người đều im lặng, nói lảng qua những chuyện sắm sửa trong gia đ́nh. Tôi có ḍ hỏi mẹ, bà tủm tỉm: “Cô ấy là bạn của mẹ và cha xưa kia, nay viết thư thăm hỏi, hứa giúp đỡ nhà ḿnh. Con đừng để ư chi cho phân tâm lúc học hành!”

Sáng chủ nhật hôm ấy, tụi bạn cùng lớp rủ tôi đi chơi, làm một picnic bên băi biển. Lúc đang ngồi ṿng quanh ca hát với nhau dưới bóng mát hàng thuỳ dương, bất chợt tôi nh́n thấy bóng dáng quen thuộc của cha trước cổng ra của phi trường. Tôi ngạc nhiên, đứng dậy, rời khỏi ṿng chơi đang vui nhộn, định băng qua đường chạy lại phía cha. Nhưng, tôi khựng lại, mắt trố lên kinh ngạc khi thấy cha đang đón một người đàn bà. Bà ta ôm gh́ lấy ông, ông cũng ôm gh́ lấy bà, hai người như nhập vào một, và họ hôn nhau thật thắm thiết giữa thanh thiên bạch nhật. Rồi, cha xách hành lư cho người đàn bà nọ, gọi xích lô chất những chiếc túi lên. C̣n ông th́ chở bà nọ bằng chiếc xe Dream II của ông. Diễn biến thật nhanh, tôi không chớp mắt, đứng chôn chân một chỗ với nỗi sửng sốt tức tưởi. Người đàn bà ngồi sau, ôm lấy lưng ông thật t́nh tứ như vợ với chồng. Họ mất hút sau ngơ quanh. Tôi vẫn c̣n đứng lại bên biển ŕ rào, gió lồng lộng đưa hương vị mặn phả vào mặt tôi. Tôi khô cả môi, đưa lưỡi liếm. Vị mặn của biển có pha trộn vị mặn của nước mắt tôi. Tôi chạy ù về nhà sau đó ngay lập tức. Vào pḥng ḿnh, tôi nằm úp mặt vào gối, khóc, mẹ tôi trên xe lăn lặng lẽ vào bên giường, giọng của bà thật hiền dịu:

- Có ǵ cứ nói mẹ nghe, sao lại khóc dữ vậy?

Ban đầu, tôi không có can đảm kể sự thật cho mẹ hay. Tôi sợ sự thật ghê gớm này sẽ quật ngă bà ngay tức khắc. Tôi chỉ hỏi mẹ:

- Cha có nói với mẹ sáng nay cha đi đâu không?

- Cha đi đón một người bạn. Bạn từ nước ngoài về thăm quê…

- Có phải bà trong ảnh không mẹ?

- Ừ. Th́ đă sao nào?

- Bà ấy ở đâu?

- Ở một khách sạn sang nhất thành phố.

- Cha không giấu mẹ ư?

- Tại sao phải giấu? Bạn bè mà, có ǵ phải giấu diếm chứ!

- Con nh́n thấy… con nh́n thấy… ?

Tôi không tự chủ được, nói huỵch toẹt ra:

- Con thấy tận mắt cha chở bà ấy.

- Vậy à? Ừ… ừ… nhưng sao?

- Mẹ không ghen ư?

- Sao lại ghen? Mẹ chưa hề biết ghen là ǵ.

- Con… con thấy… tức quá. Con thương cho mẹ quá!

- Sao vậy?

- Cha và bà ta ôm hôn nhau… thắm thiết lắm.

- Chắc tại người ta… sống kiểu Tây đó mà… ?

- Không. Họ hôn nhau như vợ chồng. Khi cha chở bà ta, bà ta ôm cha con thật… t́nh tứ, và cả hai đều rạng rỡ nét mặt… ?

Tôi gần trào nước mắt, nhưng thấy mẹ thật b́nh thản. Bà nghĩ ngợi một hồi, rồi thở dài thậm thượt. Tôi xót xa, nói:

- Dường như mẹ không buồn. Mẹ đă biết chuyện này rồi… nên mới không lấy làm ngạc nhiên. Phải vậy không mẹ?

- Đúng. Nếu con đă biết tất cả rồi, con đă biết suy nghĩ biết nhận ra điều hay lẽ phải, điều sai việc trái, th́ mẹ cũng chẳng giấu con nữa. Người đàn bà ấy chính là vợ của… cha con!

Tôi sửng sốt, không tin vào tai ḿnh. Mẹ tôi gật gù, nhắc lại:

- Đó mới chính là vợ của cha con. Mẹ con có công nuôi nấng bảo bọc, c̣n bà ấy mới là người mang nặng đẻ đau ra con. Đó là sự thật!

- Không. Con không tin. Con không tin! - Tôi càng khóc.

- Con phải tin, v́ đó là sự thật!

Giọng cha tôi vừa cất vang cả pḥng. Mẹ tôi quay lại nh́n. Ông bước vào thản nhiên và vui tươi:

- Cha định dành bất ngờ cho con vào sáng ngày mốt, ngày sinh nhật của con. Nhưng con biết trước rồi, đành phải nói hết sự thật cho con ngay bây giờ thôi. Người mẹ đẻ của con là người phụ nữ mà con đang thắc mắc. Chưa hết, mẹ đẻ của con chính là D́ Hai mà cha thường nhắc đến!

Mẹ tôi rơm rớm nước mắt, xoa đầu tôi, bảo:

- Đúng là D́ Hai, chị ruột của mẹ. Mẹ chỉ là d́ ruột của con.

Hai chị em mồ côi cha mẹ. Người chị đi giúp việc cho nhà giàu nọ, được cậu chủ đem ḷng yêu thương, và kết quả cuộc t́nh vụng trộm lén lút là một bào thai. Cha mẹ cũng như bà con trong ḍng tộc của cậu chủ hay biết, đă buộc đôi t́nh nhân xa cách nhau, đuổi người giúp việc khỏi nhà, cấm ngăn cậu chủ rời khỏi biệt thự. Người chị mang bào thai về quê nhà, vừa phải đùm bọc người em gái tật nguyền, vừa phải nuôi ḿnh và đứa con trong bụng. Cậu chủ sau thời gian bị cấm cố, đă t́m cách thoát khỏi gia đ́nh, với hai bàn tay trắng đi t́m người yêu. Nhưng chiến tranh khốc liệt đă ngăn những bước chân của cậu chủ, phải mấy tháng sau mới t́m được vợ và đứa con mang ḍng máu ḿnh. Họ sống hoà thuận, dù trong cảnh nghèo hèn vẫn đùm bọc nuôi nấng người em gái bại liệt. Rồi cậu chủ t́nh nguyện vào bộ đội, lại chia ly nước mắt. Chị em ở với nhau trong hoạn nạn đói khổ, người chị không chịu nổi khi nh́n thấy em gái và con ḿnh đói lả, rách rưới giữa thời cuộc chiến tranh cũi châu gạo quế, bèn phải nhận lời lấy một ông già nhà giàu tuổi đă lục tuần, với điều kiện không mang con theo. Hai chị em ngậm đắng nuốt cay, chịu chia ĺa, người chị cung cấp tiền bạc dư dả để người em nuôi giùm con, với sự giúp đỡ của hàng xóm tốt bụng. Khi người chồng trở về, hay tin, anh thông cảm cho vợ, không trách nữa lời. Và, anh rể em vợ giao ước với nhau: giữ bí mật mọi chuyện. Người em gái nhận ḿnh là mẹ. Sau, trước khi theo chồng vào Nam lập nghiệp, người chị đă trao cho chồng và em gái một số vàng thật lớn để làm vốn sinh nhai. Từ đó họ không c̣n gặp nhau nữa. Sau năm 1975, người chị theo chồng di tản ra nước ngoài. Người chồng sau một trận chiến quyết định đă trở thành anh thương binh trở về sống với con và người em gái của vợ dưới danh nghĩa vợ chồng. Thời gian trôi đi, trong một chuyến công tác vế lại miền quê xưa, người chồng được tin: vợ cũ ở nước ngoài về nước t́m ông. Theo địa chỉ để lại, vợ chồng liên lạc được với nhau sau mười lăm năm chia cắt. Ông chồng già của người chị đă qua đời, để lại cho vợ và hai đứa con một gia sản kết xù. Người chị đă tự do, nghĩ ngay đến chuyện t́m lại chồng con, em gái để sum họp.

? Tôi trào nước mắt, gục vào ḷng cha mà sung sướng. Bỗng, một bàn tay mát ấm nắm lấy cánh tay tôi. Tôi ngước mắt nh́n lại. Đó là mẹ tôi, mẹ nuôi nấng tôi từ khi tôi phải xa ṿng tay của người mẹ đẻ. Bà cười qua nước mắt, chỉ về cửa pḥng:

- Con nh́n xem, ai kia?

Tôi nh́n. Người đàn bà trong ảnh đang đứng nơi ấy, bất động, duy ánh mắt th́ rực sáng, rực lên một nỗi khát khao, một niềm hạnh phúc. Đó mới là mẹ đẻ của tôi sao? Tôi nhào đến sà vào ḷng mẹ.

- Mẹ ơi!

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/04/10