TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 06.2023

Diệu Âm lược dịch

 

TÍCH LAN: Phát hành tem vinh danh Ḥa thượng Tiến sĩ Henepola Gunaratana

 

Tích Lan đă phát hành một con tem đặc biệt vinh danh Ḥa thượng Tiến sĩ Henepola Gunaratana - được các sinh viên của ông gọi là Bhante G - v́ những cống hiến của ông cho quốc gia và Phật giáo.

Ḥa thượng Gunaratana, 95 tuổi, có lẽ được biết đến nhiều nhất với công việc của ông tại Hội Tịnh xá Phật giáo ở Washington D.C, bắt đầu từ năm 1968, và việc ông đă thành lập trung tâm nhập thất của Hội Bhavana vào năm 1982, mang lại cho ông danh hiệu Trưởng Tăng đoàn Tích Lan của Bắc Mỹ.

Ḥa thượng Gunaratana sinh ngày 7-12-1927, và được truyền giới ở tuổi 20. Sau đó, ông đă sống ở Ấn Độ 5 năm, rồi dành 10 năm ở Mă Lai để giảng dạy và truyền bá Phật giáo, làm cố vấn tôn giáo cho Hội Sasana Abhivurdhiwardhana và các nhóm khác.

Sau khi chuyển đến Hoa Kỳ, Ḥa thượng Gunaratana học tại Đại học Hoa Kỳ ở Washington D.C, đậu bằng Tiến sĩ triết học. Sau đó, ông giảng dạy tại Đại học Mỹ, Đại học Georgetown và Đại học Maryland.

Trong thời gian c̣n là sinh viên, Ḥa thượng Gunaratana đă được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời để giúp tái định cư cho hơn 10,000 người tị nạn Việt Nam.

(Buddhistdoor Global – June 6, 2023)

 

Ḥa thượng Tiến sĩ Henepola Gunaratana

Photo: buddhistfellowship.org

 

 

BẮC HÀN: Trưng bày 80,000 Mộc Bản của Trọn bộ Kinh điển Phật giáo

 

80,000 bản in bằng gỗ gồm toàn bộ bộ sưu tập kinh điển Phật giáo được trưng bày tại chùa Pohyon ở núi Myohyang, tỉnh Bắc Pyongan. Đây là một bảo vật quốc gia quư giá cho thấy sự phát triển của công nghệ in ấn của quốc gia Triều Tiên.

Bộ sưu tập hoàn chỉnh này là một bách khoa toàn thư Phật giáo được biên soạn vào thời Koryo (918-1392) với kinh điển Phật giáo và các sách liên quan khác.

Bộ sưu tập hoàn chỉnh đầu tiên được thực hiện tại Triều Tiên vào nửa đầu thế kỷ 11, nhưng nó đă bị đốt cháy bởi giặc ngoại xâm.

Từ năm 1236 - 1251, một bộ sưu tập hoàn chỉnh khác đă được thực hiện và nó bao gồm 6,793 tập với hơn 1,530 loại. Đó là bộ sưu tập đă được lưu truyền cho đến bây giờ.

Nó được coi là một phần di sản văn hóa đáng tự hào của người dân Triều Tiên và là di sản văn hóa nổi tiếng thế giới nhờ công nghệ in tuyệt vời. Những mộc bản này trông như những tác phẩm điêu khắc tinh xảo.

(NewsNow – June 3, 2023)

 

Photo

Chùa Pohyon (ảnh trên) ở núi Myohyang, tỉnh Bắc Pyongan, nơi trưng bày 80,000 mộc bản gồm toàn bộ bộ sưu tập kinh điển Phật giáo ở Bắc Hàn

Photos: KKF

 

 

Ư ĐẠI LỢI: Đại sứ quán Tích Lan tại Ư tổ chức lễ Vesak

 

Đại sứ quán Tích Lan tại Rome đă tổ chức 3 sự kiện chào mừng Vesak với sự phối hợp của Liên minh Phật giáo Ư và cộng đồng Tích Lan dưới sự hướng dẫn của Đại sứ.

Chương tŕnh được thực hiện bằng tiếng Ư và có hơn 100 Phật tử và 200 người ảo tham gia.

Đại sứ nêu bật những lời dạy của Đức Phật về việc theo đuổi sự ḥa hợp và thúc đẩy ḥa b́nh.

Chương tŕnh bao gồm việc tuân giữ ngũ giới, một phút thiền định và suy ngẫm, và bài phát biểu của Viên chức Chiến dịch của Liên đoàn Phật giáo Ư Francesca Roncoroni.

Phần diễn hành bao gồm các nhà sư Phật giáo với vũ điệu và trống truyền thống của Tích Lan đă thu hút sự chú ư của những người tham gia.

Chương tŕnh được đón nhận nồng nhiệt và các tín đồ Phật giáo Ư đă rất ấn tượng với các buổi thuyết pháp và các sự kiện văn hóa.

(tipitaka.net – June 3, 2023)

 

SL Embassy in Itally celebrates Vesak | Daily News

Những người tham dự lễ Vesak tại Đại sứ quán Tích Lan ở Ư

Photo: tipitaka.net

 

 

CAM BỐT: Đại học Phật giáo khánh thành cơ sở 2 triệu đô la

 

Ngày 30-5-2023, Thủ tướng Hun Sen đă chủ tŕ lễ khánh thành ṭa nhà 9-tầng mới trị giá 2 triệu USD trong khuôn viên Đại học Phật giáo Preah Sihamoni Raja (PSBU).

Cơ sở mới này nằm trong khuôn viên của Chùa Svay Pope ở xă Chamkarmon của Phnom Penh.

Ṭa nhà 9-tầng nói trên được xây dựng thông qua sự đóng góp của Hun Sen và phu nhân Bun Rany và gia đ́nh, cùng với một số nhà hảo tâm.

Chhit Sokhon, Bộ trưởng Bộ Giáo phái và Tôn giáo, cho biết, “Việc xây dựng chỉ mất 10 tháng. Ṭa nhà mới này là một thành tựu lịch sử chưa từng có dành cho việc nghiên cứu Phật giáo ở Cam Bốt. Nó sẽ tạo cơ hội cho sinh viên, đặc biệt là các nhà sư, tiếp tục học tập. Tôi hy vọng nhiều người trong số họ sẽ tiếp tục và trở thành trụ cột của xă hội.”

Trong lễ khánh thành, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ông cũng sẽ xây dựng một ṭa nhà kư túc xá cho sinh viên tại trường Đại học Phật giáo.

Ông giải thích rằng kư túc xá là một cách tuyệt vời để giúp sinh viên nghèo tập trung vào việc học của họ.

(NewsNow – June 2, 2023)

 

Content image - Phnom Penh Post

Đại học Phật giáo Preah Sihamoni Raja (PSBU) được khánh

thành vào ngày 30-5-2023

Photo: NewsNow

 

 

SINGAPORE: Chùa tại Jalan Besar tổ chức đêm ban phước cho động vật lần thứ 2 vào đêm trước Đại lễ Vesak

 

Đây lại đến thời điểm trong năm khi mà các tín đồ Phật giáo kỷ niệm sự đản sinh, thành đạo và nhập diệt của Đức Phật Cồ Đàm.

Theo truyền thống bắt đầu từ năm 2022, ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng Thekchen Choling - tọa lạc tại 2 Beatty Lane ở Jalan Besar - đă ban phước lành vào đêm trước Ngày Vesak không chỉ cho những người mộ đạo mà c̣n cho cả vật nuôi của họ.

Trong một bài đăng trên Facebook, chùa Thekchen Choling đă cảm ơn “sự phản hồi mạnh mẽ” của công chúng.

Chùa cũng chia sẻ những bức ảnh về đám đông xếp hàng để được ban phước cho thú cưng của ḿnh. Những thú cưng được phát hiện tại sự kiện bao gồm một chú chó Corgi, một cặp chó Chow Chow và thậm chí là một chú Vẹt mào.

Tuy nhiên, nổi bật là những bức ảnh chụp những con vật cưng đang nhận được phước lành.

Bên cạnh đó, nhận được sự phù hộ, các con vật trong gia đ́nh c̣n có cơ hội tham gia các nghi lễ truyền thống của ngày Vesak, như tắm Phật.

(mothership.sg - June 2, 2023)

 

Jalan Besar temple holds animal blessing night for 2nd time on Vesak Day eve  - Mothership.SG - News from Singapore, Asia and around the world

Chùa Tây Tạng Thekchen Choling tổ chức đêm ban phước cho

động vật lần thứ 2 vào đêm trước Đại lễ Vesak

Photos: mothership.sg

 

 

ẤN ĐỘ: Khai quật Tượng voi 2,300 năm tuổi của Phật giáo ở bang Odhisa

 

Vào tháng 5-2023 tại Ấn Độ, các nhà khảo cổ đă khai quật được một bức tượng voi được cho là có từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Một nhóm làm việc cho Ủy ban Di sản Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Ấn Độ (INTACH) đă t́m thấy tượng voi này khi đang làm việc ở sông Daya thuộc bang Odisha, phía đông Ấn Độ.

Bức tượng có chiều cao khoảng 1 mét (3 feet), được chạm khắc từ đá theo phong cách giống như những bức tượng voi khác của Phật giáo được t́m thấy trên khắp bang này.

Các nhà nghiên cứu Anil Dhir và Deepak Nayak đă dẫn đầu cuộc thám hiểm ở Thung lũng sông Daya, nơi Phật giáo từng phát triển mạnh mẽ. Khu vực này và nằm dọc theo Vịnh Bengal, phía nam Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo.

“Khu vực xung quanh nơi con voi được t́m thấy có rất nhiều cổ vật Phật giáo, vốn được phát hiện trong vài năm qua,” ông Dhir nói.

Theo ông, tượng voi này được đẽo từ một tảng đá duy nhất, tương tự như những bức tượng voi Phật giáo khác được t́m thấy trong khu vực.

(Buddhistdoor Global – June 13, 20230)

 

Tượng voi 2,300 năm tuổi của Phật giáo được khai quật tại bang Odhisa, Ấn Độ

Photos: livescience.com

 

 

ANH QUỐC: Lễ cầu phước cho Vua Charles III tại Tu viện Phật giáo Luân Đôn

 

Sau lễ đăng quang của Vua Charles III, Tu viện Phật giáo Luân Đôn (LBV) đă thay mặt cho cộng đồng Phật giáo ở Vương quốc Anh tổ chức một buổi lễ cầu phước cho vị tân vương vào ngày 19-5.

Phó Đô đốc Ngài Anthony Johnston-Burt, người đứng đầu gia đ́nh Hoàng gia tại Cung điện Buckingham đă đại diện cho nhà vua tại buổi lễ. Ông đi cùng với Phu nhân Johnston-Burt và 2 sĩ quan tham mưu khác từ Cung điện.

Trong số các đại diện Phật giáo tham dự buổi lễ có những người từ truyền thống Theravada Forest của Tăng đoàn người Anh Chithurst, các nhà sư Tây Tạng, các sư cô từ Chùa Phật Quang Sơn Đài Loan, Giáo sư Sato của truyền thống Thiền Nhật Bản, Thượng tọa Nagase từ Chùa Ḥa b́nh Luân Đôn, các nhà sư từ truyền thống Nichiren của Nhật Bản, và các nhà sư Tích Lan đă tụng kinh cầu phước bằng tiếng Pali, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hoa và tiếng Tây Tạng.

(Tipitaka Network – June 10, 2023)

 

H́nh ảnh buổi lễ cầu phước đang diễn ra (ảnh dưới) – và Thượng tọa Bogoda Seelawimala, Trụ tŕ của LBV và là Trưởng Tăng đoàn Nayaka của Vương quốc Anh, bàn giao một bức tượng Phật nạm đá quư từ Tích Lan cho Phó Đô đốc Ngài Anthony Johnston-Burt (ảnh trên) để được tŕnh lên Vua Charles III

Photos: sundaytimes.lk

 

 

THÁI LAN: 270 người Tích Lan sẽ được xuất gia ở Thái Lan để đánh dấu kỷ niệm 270 năm thành lập tăng đoàn Siam Nikaye

 

270 người Sri Lanka sẽ xuất gia trong thời gian ngắn tại Thái Lan trong năm nay để đánh dấu kỷ niệm 270 năm Siam Nikaye (một tăng đoàn Tích Lan được thành lập bởi Ḥa thượng người Thái Upali Maha Thera).

Thượng tọa Pharsamu Pairoj Wonsomsri Thera của chùa Wat Pa Samdet ở Chiang Mai (Thái Lan) sẽ bắt đầu đợt đầu tiên gồm 50 người Tích Lan đến tu tập trong thời gian 4 tháng vào ngày 28-7-2023.

Thượng tọa Wonsomsri đă tổ chức một cuộc thảo luận với Thủ tướng Dinesh Gunawardena tại Temple Trees vào ngày 12-6 và giải thích rằng Phật tử Thái Lan rất coi trọng Tích Lan và truyền thống đă bắt đầu từ 270 năm trước bởi Ḥa thượng Upali Mahathera, người đă thực hiện Upasampada (Lễ truyền giới cao hơn) cho một nhóm tu sĩ Tích Lan và thành lập Tăng đoàn Siam ở Tích Lan.

Ḥa thượng Upali Maha Thera đến Tích Lan vào năm 1753 theo yêu cầu của Vua Rama của Siam/ Xiêm - nay là Thái Lan - để giúp Ḥa thượng Saranankara Sangaraja của Tích Lan phục hồi và truyền giới cho Tăng đoàn nước này, lập nên Tăng đoàn Siam.

(dailynews.lk – June 13, 2023)

 

 

ẤN ĐỘ: Các đại biểu nhóm G20 thăm các thánh địa Phật giáo ở Sarnath

 

Ngày 13-6-2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar cùng với các đại biểu nhóm G20 đă đến thăm di tích lịch sử Phật giáo Dhamek Stupa ở Sarnath, thuộc thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh.

Các đại biểu từ các quốc gia khác nhau đă đến đây để tham dự hội nghị Bộ trưởng Các nước đang Phát triển G20 kéo dài 3 ngày, bắt đầu vào Chủ nhật 11-6.

Cách thị trấn đền cổ Varanasi khoảng 12 km, Sarnath là một trong những trung tâm hành hương Phật giáo được tôn kính nhất trên thế giới. Bảo tháp Dhamek đánh dấu vị trí mà Đức Phật được cho là đă thuyết pháp đầu tiên sau khi Ngài thành đạo. Nó được xây dựng vào năm 500 sau Công nguyên để thay thế một cấu trúc trước đó do Vua A Dục Vương xây dựng vào năm 249 sau Công nguyên.

Trong chuyến thăm Sarnath của họ, các vị khách G20 cũng đă đến thăm các thánh địa khác ở Sarnath, bao gồm các tu viện Phật giáo và phần c̣n lại của các di tích và di tích cổ xưa của thời Mauryan.

Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị các bộ trưởng phát triển của các quốc gia thành viên G-20 từ ngày 11 đến 13 tháng 6 với tư cách là chủ tịch hiện tại của nhóm.

(PTI - June 13, 2023)

 

Jaishankar and G20 delegates visit holy Buddhist sites in Sarnath

Các đại biểu nhóm G20 thăm các thánh địa Phật giáo ở Sarnath

Photo: PTI

 

 

HOA KỲ: Giáo sư Đại học Pháp Giới Phật giáo nhận Giải thưởng Fulbright cho Nghiên cứu tại Ấn Độ 

 

Đại học Phật giáo Pháp Giới (DRBU) vào thượng tuần tháng 6 thông báo rằng: Giáo sư Lauren Bausch, một học giả về tư tưởng và ngôn ngữ Vệ Đà và Phật giáo sơ kỳ, đă được trao giải thưởng Chương tŕnh Học giả Fulbright Hoa Kỳ về Nghiên cứu Tôn giáo.

Cô ấy sẽ sử dụng khoản tài trợ này để đến Ấn Độ cho năm học 2023–24. Ở đó, cô sẽ được tiếp đón bởi Khoa Nghiên cứu Pali và Phật giáo, do Giáo sư Mahesh Deokar đứng đầu, tại Đại học Savitribai Phule Pune ở thành phố Pune, nơi cô sẽ viết một cuốn sách.

Cuốn sách của Giáo sư Bausch sẽ khám phá triết lư về ngôn ngữ và quan hệ nhân quả trong các văn bản Vệ đà thời kỳ trung và cuối, cũng như mối quan hệ của chúng với Phật giáo sơ kỳ: “Ở Ấn Độ, tôi sẽ được tiếp cận trực tiếp với một trong những truyền thống tâm linh sống động lâu đời nhất trên thế giới, được bảo tồn cả trong văn bản tiếng Phạn và giữa các tu sĩ Vệ đà. Tôi ṭ ṃ muốn xem kết quả như thế nào!”

Bày tỏ sự hào hứng với giải thưởng, Giáo sư Bausch nói: “Thật vinh dự khi được chọn và tôi rất nóng ḷng được trở thành đại sứ học thuật, đại diện cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và tiến hành nghiên cứu ở Ấn Độ.”

Ngoài công việc cô sẽ làm trong cuốn sách sắp xuất bản, Giáo sư Bausch nói rằng cô mong muốn xây dựng mạng lưới với các học viên Vệ đà và Phật giáo ở Ấn Độ: “Tôi mong được gặp những người bạn cũ và kết bạn mới.”

Giáo sư Lauren Bausch, học giả về tư tưởng và ngôn ngữ Vệ Đà và Phật giáo sơ kỳ

Photo: pasoroblesdailynews.com

 

HÀN QUỐC: Công bố Kinh điển Phật giáo thời Goryeo được phiên âm sau khi hồi hương từ Nhật Bản

 

Ngày 15-6-2023, Cục Quản lư Di sản Văn hóa (CHA) đă công bố: một bản thảo được chép lại từ thời Goryeo của một kinh điển Phật giáo có tên là Saddharmapundarika Sutra (Kinh Pháp Hoa), vừa được chuyển trả về Hàn Quốc từ Nhật Bản.

Bản thảo này là Tập 6 của bộ kinh Pháp Hoa. Ở Triều Tiên, bản Kinh Pháp Hoa được lưu hành phổ biến gồm 7 tập và 28 chương, do một nhà sư Ấn Độ tên là Cưu Ma La Thập/Kumarajiva (344-413) dịch sang tiếng Hán vào thời Hậu Tần (384-417). Vào thời đó, những bộ kinh như vậy được sao chép bằng tay nhằm mục đích truyền bá giáo lư Phật giáo, nhưng chúng dần được xem là một phương tiện để thực hành việc thiện thông qua việc sao chép kinh.

Theo Bae Young-il, giám đốc Bảo tàng Seongbo ở Chùa Magok ở Nam Chungcheong, bản thảo thu được này cũng được sao chép thủ công cẩn thận trên giấy chàm, sử dụng sơn màu vàng và bạc “có lẽ bởi một nhà sư nổi tiếng với kỹ năng xuất sắc”. Nó được làm ở dạng tấm màn gập. Khi mở ra, nó dài khoảng 10 mét (32.8 feet). 

Theo CHA, sự tồn tại của bản thảo này được biết đến cách đây một năm - vào tháng 6 năm 2022 - khi chủ sở hữu trước đó của nó bày tỏ ư định bán nó cho Hội Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài.

(joongang.co.kr – June 15, 2023)

 

The sixth volume of Saddharmapundarika Sutra (Lotus Sutra) [CULTURAL HERITAGE ADMINISTRATION]

Tập 6 Kinh Pháp Hoa

Photo: CHA

 

 

HOA KỲ: Thủ tướng Ấn Độ Modi gặp gỡ học giả Phật giáo Mỹ Thurman, ca ngợi đam mê nghiên cứu Phật giáo 

 

New York, Hoa Kỳ -Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Hoa Kỳ (21-6-2023),  Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă gặp gỡ một đoàn danh gia gồm các trí thức, lănh đạo doanh nghiệp và chuyên gia y tế Mỹ. Thủ tướng kêu gọi họ đầu tư vào Ấn Độ và thảo luận về một loạt chủ đề: từ phát triển kinh tế và thám hiểm không gian đến Phật giáo và "khí chất khoa học".

Thủ tướng Modi và học giả Phật giáo Mỹ Robert Thurman đă nói về việc làm thế nào các giá trị Phật giáo có thể đóng vai tṛ là ánh sáng dẫn đường để t́m ra giải pháp cho những thách thức toàn cầu và những nỗ lực của Ấn Độ để bảo tồn di sản của tôn giáo đó.

Modi nói rằng ông ngưỡng mộ niềm đam mê của ông Thurman đối với nghiên cứu và học thuật về Phật giáo.

(IANS – June 21, 2023)

 

Thủ tướng Ấn Độ Modi (bên phải) và học giả Phật giáo Mỹ Robert Thurman

Photo: India Education Diary

 

 

TÍCH LAN: Hội Hoằng pháp Quốc tế Maha Mahinda vinh danh 14 nhà sư và cư sĩ đă phụng sự Phật giáo

 

Hiệp hội Hoằng pháp Quốc tế Maha Mahinda đă vinh danh 14 nhà sư và một cư sĩ để ghi nhận sự đóng góp của họ trong việc phát triển Phật giáo và phục vụ xă hội trong và ngoài nước.

Thủ tướng Tích Lan Dinesh Gunawardena đă trao các giấy chứng nhận danh dự cho họ tại một buổi lễ được tổ chức ở Chùa Cây vào ngày 9-6-2023 nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Hoằng pháp Quốc tế Maha Mahinda.

Hội Hoằng pháp Quốc tế Maha Mahinda được thành lập vào năm 1963 dưới sự lănh đạo của Ḥa thượng Baddegama Wimalawansa Maha Nayake Thera. Một số lượng đáng kể các nhà sư ở nước ngoài đă hoàn thành việc nghiên cứu tại trường Vidyalaya Maha Pirivena ở Tích Lan và tham gia vào các hoạt động truyền giáo cũng như các dịch vụ xă hội.

Các nhà sư Phật giáo từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ư Đại Lợi, Mă Lai, Tân Gia Ba và Trung Quốc và một cư sĩ Ấn Độ đă xây dựng t́nh bạn và thiện chí chung với trường Vidyalaya Maha Pirivena của Sri Lanka trong nhiều năm, do đó họ đă được vinh danh và tặng giấy chứng nhận. Tỳ kheo Bodhi Nayaka Thera người Mỹ đă có bài phát biểu chính được tŕnh bày qua zoom nhân sự kiện này.

(tipitaka.net – June 15, 2023)

 

Thủ tướng Tích Lan Dinesh Gunawardena đă trao các giấy chứng nhận danh dự cho 14 nhà sư và cư sĩ đă phụng sự Phật giáo

Photo: tipitaka.net

 

 

THÁI LAN: Tổ chức Khyentse thành lập Chủ tịch mới về Nghiên cứu Phật giáo tại Trường Cao đẳng Phật giáo Quốc tế

 

Khyentse Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Lạt ma, nhà làm phim và tác giả người Bhutan đáng kính Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche - đă công bố việc bổ nhiệm một chủ tịch mới về nghiên cứu Phật giáo tại Trường Cao đẳng Phật giáo Quốc tế ở Thái Lan.

Chức danh Chủ tịch Palyul-Khyentse về Nghiên cứu Văn bản Phật giáo này - được thành lập với sự giúp đỡ của một quỹ phù hợp từ tổ chức Phật giáo Yayasan Pema Norbu Vihara (YPNV) có trụ sở tại Mă Lai, một trung tâm Palyul chính thức của Mă Lai - sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu và giảng dạy Phật giáo Phạn ngữ và sự truyền bá của nó đến thế giới Tây Tạng.

Tổ chức Khyentse Foundation cũng thông báo rằng chức chủ tịch mới đă được giao cho Tiến sĩ Maria Vasylieva.

Tiến sĩ Vasylieva, người gốc Ukraine, có bằng tiến sĩ khoa học chính trị tại Học viện Khoa học Quốc gia Ukraine và sắp hoàn thành bằng tiến sĩ triết học Phật giáo tại Trường Cao đẳng Phật giáo Quốc tế (Thái Lan).

Trường Cao đẳng Phật giáo Quốc tế (IBC) là một trường đại học Phật giáo phi giáo phái cung cấp các khóa học bằng cả 4 ngôn ngữ Phật giáo chính: tiếng Trung Hoa cổ điển, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng.

(NewsNow – June 15, 2023)

 

Trường Cao đẳng Phật giáo Quốc tế, Thái Lan

 

 

Tiến sĩ Maria Vasylieva, chủ tịch mới về nghiên cứu Phật giáo tại Trường Cao đẳng Phật giáo Quốc tế ở Thái Lan

Photos: KF

 

 

INDONESIA: Áp dụng việc quản lư điểm du lịch đền thờ Phật giáo Borobudur bởi một cơ quan

 

Chính phủ Indonesia đă công bố kế hoạch của ḿnh về quy định của Tổng thống về một cơ quan duy nhất sẽ quản lư du lịch tại Borobudur, khu đền thờ Phật giáo lớn nhất thế giới.

“Tổng thống đă chỉ thị cho chúng tôi thực hiện ngay việc làm theo quy định của tổng thống về một tổ chức duy nhất quản lư điểm đến để quản lư hoạt động du lịch của Borobudur,” Bộ trưởng Du lịch Sandiaga Uno nói trong một cuộc họp báo vào ngày 13-6-2023.

Indonesia đă chọn Borobudur, nằm ở Magelang, là một trong những điểm đến siêu-ưu tiên của ḿnh - cụ thể là những nơi mà Indonesia đang cố gắng biến thành Bali mới. Theo ông Sandiaga, Borobudur sẽ sẵn sàng trở thành điểm đến siêu-ưu tiên vào tháng 9-2024.

Cơ quan quản lư có thẩm quyền duy nhất được kỳ vọng sẽ giúp quảng bá khu đền thờ Borobudur đến du khách ngoại quốc.

ASEAN là nơi sinh sống của hàng chục triệu Phật tử, khiến Borobudur trở thành một điểm thu hút khách du lịch tiềm năng đối với du khách Đông Nam Á.

(NewsNow -  June 15, 2023)

 

Borobudur Temple.jpg

Borobudur, khu đền thờ Phật giáo lớn nhất thế giới

Photo: wikipedia.org

 

 

HÀN QUỐC: Hội nghị Sakyadhita (Nữ Phật tử) lần thứ 18 khai mạc tại Seoul

 

Hội nghị quốc tế Sakyadhita lần thứ 18 đă khai mạc tại Seoul vào ngày 23-6-2023.

Diễn ra từ ngày 23 đến 27- 6, hội nghị do Hiệp hội Tỳ kheo ni Hàn Quốc và Sakyadhita Hàn Quốc đồng tổ chức, có sự tham dự của khoảng 3,000 tu sĩ, cư sĩ, quan khách và chức sắc từ Hàn Quốc và trên toàn thế giới.

Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita là tổ chức hàng đầu thế giới cam kết thay đổi cuộc sống của phụ nữ trong các xă hội Phật giáo, mong muốn trao quyền và đoàn kết phụ nữ Phật giáo, thúc đẩy phúc lợi của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của họ v́ lợi ích của Đạo Pháp và tất cả chúng sinh.

Chủ đề của hội nghị năm nay, “Sống trong một thế giới bấp bênh: Vô thường, Kiên cường, Giác ngộ,” đề cập đến bản chất vô thường ngày càng rơ ràng trong thế giới xung quanh chúng ta – với bằng chứng là khủng hoảng khí hậu, hủy hoại môi trường, chủ nghĩa cực đoan chính trị, bất ổn xă hội, và tỷ lệ ngày càng tăng và nguy cơ xung đột bạo lực.

Trực tiếp phát biểu chủ đề này, lịch tŕnh hội nghị bao gồm một loạt các chương tŕnh, trong số đó có các bài thuyết tŕnh trên giấy, hội thảo, triển lăm, thiền định và tŕnh diễn văn hóa.

(Buddhistdoor Global - June 23, 2023)

 

Hội nghị Phật giáo quốc tế Sakyadhita lần thứ 18 khai mạc tại Seoul vào ngày 23-6-2023

Photo: Craig C. Lewis

 

 

TÔ CÁCH LAN: Cộng đồng Thiền định Tergar ra mắt Pháp giảng trực tuyến “Thiền định mọi lúc mọi nơi” với Mingyur Rinpoche

 

Cộng đồng Thiền định Tergar, được thành lập bởi Yongey Mingyur Rinpoche - vị thầy Giáo Pháp đáng kính và là bậc thầy của các ḍng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng Karma Kagyu và Nyingma - đă thông báo về buổi ra mắt trực tiếp một chương tŕnh Giáo Pháp mới với Mingyur Rinpoche, có tên là “Thiền định Mọi lúc Mọi nơi,” sẽ ra mắt vào ngày 30-6-2023 từ Edinburgh, Tô Cách Lan.

Sự kiện đặc biệt nói trên - diễn ra từ ngày 30-6 đến ngày 2-7 - có thể được tham dự trực tiếp tại Edinburgh, và sẽ được phát trực tiếp trên khắp thế giới cho những người tham gia quốc tế.

Hội thảo này nhằm mục đích đưa trí tuệ truyền thống vào các thực hành đương đại bằng cách phá bỏ những định kiến về thiền định như một sự theo đuổi cứng nhắc với những mục tiêu khó-đạt-được. Phương pháp thiền định hiện đại này bao gồm các công cụ để bộc lộ những phẩm chất bẩm sinh của một người về nhận thức, t́nh yêu thương và ḷng trắc ẩn, và trí tuệ.

Chương tŕnh mới này sẽ bao gồm sự hướng dẫn của Mingyur Rinpoche và các diễn giả khách mời chuyên gia, thiền định có hướng dẫn, thảo luận nhóm và thảo luận nhóm. Sẽ có bản dịch đồng thời từ tiếng Anh sang tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha.

(Buddhistdoor Global – June 28, 2023)

 

Mingyur Rinpoche

Photo: Tergar International

 

 

INDONESIA: Nhật hoàng Naruhito tham quan khu đền thờ Phật giáo Borobudur như một phần của chuyến thăm Indonesia

 

Yogyakarta, Indonesia - Mặc trang phục Batik truyền thống của đất nước, Hoàng đế Nhật Bản Naruhito đă đi thăm Khu phức hợp Đền thờ Borobudur ở ngoại ô thành phố Yogyakarta vào ngày 22-6-2023 như một phần trong chuyến thăm chính thức của ông tới Indonesia.

Naruhito đă t́m hiểu kỹ đền thờ Phật giáo mang tính biểu tượng có từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 9 này.

“Tôi chân thành hy vọng ngôi đền tuyệt vời này sẽ được bảo tồn trong nhiều năm tới,” Nhật hoàng Naruhito nói khi ông đi quanh di tích trong một đôi dép đặc biệt dành cho du khách được thiết kế để tránh làm hư hại cấu trúc bằng đá cổ xưa này .

Là Di sản Thế giới UNESCO, Borobudur có khoảng 500 bức tượng Phật và những bức tường được trang trí bằng phù điêu thể hiện giáo lư Phật giáo.

Kể từ năm 2022, chính quyền đă hạn chế số lượng du khách hàng ngày đến quần thể đền thờ Borobudur ở mức 1,200 người để bảo vệ các công tŕnh khỏi t́nh trạng quá tải.

(THE ASAHI SHIMBUN – June 22, 2023)

 

Photo/Illutration

Hoàng đế Nhật Bản Naruhito (bên phải) thăm Khu đền thờ Borobudur ở miền trung Java, Indonesia, vào ngày 22-6- 2023

Photo:  THE ASAHI SHIMBUN

 

 

Phật giáo dấn thân: Tổ chức Từ Tế Phật giáo mang lại hy vọng và giáo dục cho Malawi

 

Hội Phật giáo Từ Tế - tổ chức từ thiện và nhân đạo toàn cầu có trụ sở tại Đài Loan - gần đây đă chia sẻ rằng: Các t́nh nguyện viên Từ Tế đến từ Nam Phi và các t́nh nguyện viên địa phương từ Malawi đă tiến hành một nhiệm vụ chăm sóc cho ngôi làng Chigoujiu ở Malawi từ ngày 27-4 đến ngày 2-5-2023.

Trong số các sáng kiến của Hội Từ Tế tại ngôi làng Chigoujiu, vốn nép ḿnh trong một vùng núi của quốc gia Malawi không giáp biển ở miền nam trung tâm châu Phi, có một trường mẫu giáo do các t́nh nguyện viên của Từ Tế Malawi tự tài trợ và xây dựng sau khi Băo Ana tàn phá khu vực này vào đầu năm 2022, và một cái giếng mới, được xây dựng với sự hợp tác của cư dân địa phương. Khu vực này cũng bị ảnh hưởng bởi Băo Freddy từ tháng 2 đến tháng 3-2023.

Theo trưởng làng Javadu, sau khi làng Chigoujiu bị ảnh hưởng bởi Băo Ana vào năm 2022, các t́nh nguyện viên Từ Tế ở Malawi đă cung cấp viện trợ sau thảm họa, gây quỹ và xây dựng một cái giếng. Những nỗ lực của họ đă giúp cải thiện điều kiện sống và môi trường cho cư dân địa phương.

Các t́nh nguyện viên Từ Tế cũng xây dựng 2 hố xí khô cho làng và một nhà bếp. Những nỗ lực hiện đang được tiến hành để gây quỹ cho trạm y tế.

(Buddhistdoor Global – June 26, 2023)

 

Được các t́nh nguyện viên Từ Tế ở Malawi xây dựng, cái giếng mới này không chỉ cải thiện vệ sinh cho trẻ em trong nhà trẻ mà c̣n mang lại lợi ích cho toàn bộ ngôi làng Chigoujiu

Photo: Hội Phật giáo Từ Tế

 

 

BANGLADESH: Hội đồng Thống nhất Ấn Độ giáo - Phật giáo - Cơ đốc giáo t́m kiếm đại diện lớn hơn

Hội đồng Thống nhất Ấn Độ giáo - Phật giáo - Cơ đốc giáo Bangladesh đă cáo buộc đảng cầm quyền của Bangladesh bỏ bê các nhóm thiểu số tôn giáo ở nước này.

Cáo buộc nói trên đă được đưa ra trong một cuộc họp báo có tiêu đề “Sự chênh lệch trong ngân sách của Bộ Tôn giáo,” được tổ chức tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào ngày 20-6-2023.

Trong cuộc họp báo, Hội đồng Thống nhất Ấn Độ giáo - Phật giáo - Cơ đốc giáo Bangladesh đă tŕnh bày một số yêu cầu, bao gồm việc chuyển đổi các tổ chức phi lợi nhuận kalyan của các tôn giáo Ấn Độ giáo, Phật giáo và Cơ đốc giáo thành các cơ sở do các nhà lănh đạo của các tôn giáo đó kiểm soát, ban hành một đạo luật an toàn cho các nhóm tôn giáo thiểu số, thành lập bộ về người thiểu số và ủy ban tôn giáo thiểu số quốc gia, xây dựng đền/chùa/nhà thờ kiểu mẫu ở cấp huyện và địa phương, và phân bổ 50 tỷ taka (460 triệu usd) trong ngân sách cho sự phát triển và phúc lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số.

Sự kiện này được chủ tŕ bởi chủ tịch của tổ chức, ông Neem Chandra Bhowmik, và có sự tham dự của thành viên đoàn chủ tịch Milan Kanti Datta và Tỳ kheo Sunandapriya, cùng những người khác.

 

Hội đồng Thống nhất Ấn Độ giáo - Phật giáo - Cơ đốc giáo Bangladesh tổ chức cuộc họp báo có tiêu đề “Sự chênh lệch trong ngân sách của Bộ Tôn giáo” tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào ngày 20-6-2023

From dhakatribune.com

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/24/23