TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

THÁNG 7.2010

 

 

 

HÀN QUỐC: Các chương tŕnh Lưu trú tại Chùa trong mùa hè này

 

Mùa hè 2010, các đền chùa Phật giáo trên khắp đất nước Hàn quốc tổ chức các chương tŕnh lưu trú tại chùa cho khách tham quan:

Tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Truyền thống của Phái Phật giáo Hàn quốc Jogye ở Gongju, Nam Chungcheong, trước tiên khách tham quan được học phương pháp tiếp cận cơ bản những ǵ họ hướng đến qua những buổi thuyết giảng, sau đó tham gia vào các bài tập tương tác. Và từ ngày 10 đến 11-7, khách có thể tham gia làm kimchi với nhà sư Sunjae.

Từ ngày 9 đến 31-7, Trung tâm Thiền Pureunsol của tu viện Jetavana (thuộc Phật giáo Nguyên thuỷ) ở Wonju, Gangwon, tổ chức một khoá tu thiền trong 2 đêm 3 ngày vào cuối tuần, hoặc trong 7 ngày.

Ngoài ra c̣n có các chương tŕnh lưu trú tại chùa tập trung vào các môn học đặc biệt, gồm các bài học nấu ăn chay, pha trà và thiền định ở các nơi khác như:

Chùa Donghwa ở Daegu dạy các món ăn, như món sujebi 3 màu (món canh bộ ḿ truyền thống của Triều Tiên) với các thành phần hữu cơ.

Chùa Daewon ở Boseong, Nam Jeolla, có các giờ dạy nấu cơm bọc lá sen và cơm ống tre. Chùa cũng có những buổi thuyết giảng về cái chết và thiền định.

C̣n chùa Sunglim ở Iksan, Bắc Jeolla, có chương tŕnh làm bánh gạo truyền thống.

Tại chùa Geonbong ở Goseong, Gangwon, khách sẽ được tham quan một đồn điền trà xanh và học về trà đạo truyền thống.

Và tại chùa Mihwang ở Haenam, Nam Jeolla, các khoá tịnh thiền trong 8 ngày dành cho người ngoại quốc sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 24-7. Trong chương tŕnh này, các buổi thiền định sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh.

(JoongAng Daily - July 1, 2010)

 

Một nhà sư hướng dẫn buổi thiền định trong rừng tre tại Chùa Pyochung ở Milyang. Nam Gyeongsang - Photo: JoongAng Daily

 

 

HOA KỲ: Bảo tháp Cam Bốt đầu tiên tại Hoa Kỳ

 

Wellford, South Carolina - Ngày 03-7-2010, hàng trăm Phật tử đă tập trung tại một địa điểm ở nông thôn thuộc Spartanburg County để dự lễ khánh thành một điểm hành hương mới.

Tuần trước, các thành viên của cộng đồng người Cam Bốt đă hoàn thành việc xây dựng một bảo tháp 3 tầng, nằm bên cạnh Chùa Wat Sao Sokh San ở ngoại ô thành phố Wellford. Đây là bảo tháp Phật giáo đầu tiên của người Cam Bốt tại Hoa Kỳ.

Tầng trên cùng của bảo tháp sẽ tôn trí xá lợi Đức Phật. Tầng 2 có tượng Vua Jayavarman VII, một vị vua Phật giáo thời cổ được tôn vinh v́ đă đem sự tự do và các nhu cầu về tinh thần và thể chất đến cho nhân dân Cam Bốt. Và tầng dưới dành để lưu giữ tro của các Phật tử thế tục từ khắp Hoa Kỳ.

Trong lễ khánh thành bảo tháp c̣n có phần tŕnh diễn của Nhóm Múa Cổ điển Cam Bốt đến từ Washington D.C và các nhóm văn hoá khác.

Phật tử từ khắp đất nước - vốn nhập cư từ Lào, Tích Lan, Nepal và các nước khác - cũng đă tham gia vào các lễ hội tại bảo tháp này.

(WYFF News 4 - July 4, 2010)  

 

Bảo tháp của người Cam Bốt tại Spartanburg County - Photo: WYFF News 4

 

 

 

MĂ LAI: Nền văn minh Ấn Độ giáo - Phật giáo của Mă Lai trải rộng trên 1.000 km vuông

 

Một nhóm các nhà khảo cổ học từ trường Đại học Sains Malaysia (USM) đă phát hiện các ḷ luyện sắt thời cổ ở Jiniang, bang Kedah - cách di tích Thung lũng Bujang (Thung lũng Rồng) 30 km.

"Điều này có nghĩa là khu vực nền văn minh Thung lũng Bujang bao phủ khoảng 1000 km vuông - rộng gấp 3 lần đảo Penang - chứ không phải chỉ 400 km vuông như người ta từng nghĩ trước đây", trưởng nhóm khảo cổ là ông Mokhtar Saidin nói.

Thung lũng Bujang là một quần thể lịch sử trải dài, là khu vực khảo cổ phong phú nhất Mă lai.

Các phế tích trong khu vực này có thể có trên 1.500 năm tuổi. Có hơn 50 lăng đền cổ cũng đă được khai quật.

Ông Saidin nói nhóm ông đă thực hiện những cuộc khai quật từ tháng 2 - 2009 đến tháng 5 năm nay. Họ đă t́m thấy các quần thể như là các điểm hành lễ và các ngành công nghiệp của nền văn minh xưa tại Thung lũng Bujang, nơi từng dựa vào nền công nghiệp đồ sắt.

Sau khi xác định niên đại của các địa điểm luyện sắt, ông nói rằng: Một nền văn minh cổ có lẽ dựa trên thuyết vạn vật hữu linh đă tồn tại ở đó từ thế kỷ thứ 1 đến thứ 5. Nhưng từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 14, khu vực này đă là một nền văn minh Ấn Độ giáo và Phật giáo hưng thịnh.

(IANS - July 4, 2010) 

 

Di tích một ḷ luyện sắt cổ tại Jiniang, bang Kedah (Mă Lai)  -  Photo: Malaysian Sun

 

 

 

THÁI LAN: Hoả táng thú cưng tại chùa Klong Toey Nai

 

Bangkok, Thái Lan - Những người yêu thú cưng ở Bangkok đến chùa Klong Toey Nai bên sông Chao Phraya để đánh dấu sự qua đời của bạn thú của họ với đầy đủ các nghi thức tang lễ. Các nghi thức bắt đầu bằng các bài kinh cầu nguyện ngắn của các nhà sư, sau đó là phần hoả táng trong 2 giờ, và một chuyến đi xuôi ḍng sông để rải tro.

Bangkok là một thủ đô đông đúc gồm 15 triệu dân, với rất ít người có được đủ đất để chôn. V́ vậy nhiều người chọn chọn việc hoả táng dành cho những con thú cưng của họ khi chúng chết.

Cách đây gần một thập kỷ, chùa Klong Toey Nai đă bắt đầu hoả táng chó và mèo hoang, trước khi họ làm các dịch vụ tang lễ dành cho thú cưng. Bây giờ họ thực hiện từ 5 đến 15 tang lễ một ngày.

Ngoài chó và mèo chiếm đa số, các thú cưng c̣n có cả rùa, cá, thỏ và khỉ.

Chi phí của một cuộc hoả táng là 1.800 baht (460 usd) gồm cả dịch vụ thuyền để rải tro. Hoả táng chó nặng trên 20 kư tốn 2.000 baht, và ai muốn quan tài bằng gỗ mạ vàng sẽ phải trả thêm 3.000 baht.

Chùa cũng thực hiện các dịch vụ miễn phí đối với những người mang thú hoang đến nhưng không có khả năng trả tiền.

(Reuters - July 5, 2010)

 

 

TRUNG QUỐC: Các bích hoạ thế kỷ 11 được phát hiện tại tỉnh Thanh Hải

 

Vào tháng 4-2010, tại Hạt Tự trị Hualong Hui của tỉnh Thanh Hải, người ta đă phát hiện khoảng 200 mét vuông các tranh tường có từ Thời đại Gusiluo trong 5 hang đá.

Thời đại Gusiluo là một chế độ địa phương tại Thanh Hải trong Triều Tây Hạ (thế kỷ 11). Theo truyền thuyết, Gusiluo do các hậu duệ của Vương quốc Tubo thành lập vào thế kỷ 11.

Sau sự sụp đổ của Vương quốc Tubo vào thế kỷ thứ 9, tín ngưỡng Phật giáo hoàn toàn bị tê liệt tại Tây Tạng. Nhiều hiện vật và nền nghệ thuật Phật giáo bị phá huỷ.

Nhưng khu Hualong ở đông bắc cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đă hồi sinh như một trung tâm và như một thánh địa nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng trong Thời đại Gusiluo.

Các tranh tường này bao gồm nhiều mẫu vẽ và kư hiệu h́nh học lấy cảm hứng từ Phật giáo, gồm cả h́nh ảnh Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật Ngh́n Tay và hoa sen.

Ngoài các văn bản Tây Tạng c̣n có một phần của lời nói đầu bằng chữ Hán. Một số lượng lớn các mẫu biểu tượng Phật và các tháp cao 10 cm cũng đă được t́m thấy.

Dựa vào một loạt các phát hiện tại các khu vực khác th́ những tranh tường này là di tích có từ thề kỷ 11 đến 12.

(China.org.cn - July 7, 2010) 

 

Tranh tường của Thời đại Gusiluo tại hang đá số 1 - Photo: tibetcul.com

 

Miệng hang số 2 và các tranh tường c̣n lại - Photo: tibetcul.com 

 

Mẫu hoa sen trên trần hang đá số 3  - Photo: tibetcul.com

 

Nhiều mẫu biểu tượng Đức Phật và tháp cao 10 cm đă được khai quật tại hang đá số 4 - Photo: tibetcul.com

 

 

 

TÂY BAN NHA: Cầu thủ người hùng Puyol ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Hậu vệ nổi tiếng Carles "Tarzan" Puyol của Câu lạc bộ Barcelona và đội tuyển Tây Ban Nha rất quan tâm đến Phật giáo và ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Người bạn của Puyol là Hoà thượng Thupten Wangchen ở Tu viện Tây Tạng tại Barcelona nói rằng: Cầu thủ Puyol rất quan tâm đến nền văn hoá và Phật giáo Tây Tạng, sau khi anh đọc cuốn Sách Tây Tạng về Sinh và Tử của Đại sư Sogyal. Trên cánh tay trái của Puyol có xăm ḍng chữ Tây Tạng "Lực tại Tâm. Người mạnh mẽ có thể đạt được".

Puyol cũng là một người ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh đă gặp gỡ vị lănh tụ Tây Tạng này khi Ngài thăm Barcelona vào năm 2007. Hoà thượng Wangchen nói Puyol cũng tỏ ư muốn giúp đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Tạng trong tương lai.

Ở giải World Cup 2010, cầu thủ Puyol đă trở thành người hùng của Tây Ban Nha khi anh ghi bàn thắng duy nhất trong trận bán kết thắng Đức, đưa đội tuyển nước ḿnh đến trận chung kết - và đoạt chức vô địch sau khi thắng đội Hoà Lan.

(Phayul - July 10, 2010)     

 

Từ trái sang phải: Puyol, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Hoà thượng Wangchen tại Barcelona vào năm 2007 - Photo: Phayul

 

 

 

ẤN ĐỘ: Dự luật thành lập trường Đại học Quốc tế Nalanda

 

New Delhi, Ấn Độ - Ngày 08-7-2010, Nội các Liên bang đă phê duyệt phần tŕnh bày về pháp chế đối với việc thành lập trường Đại học Nalanda, với kinh phí khoảng 10 tỉ rupee. Trường Đại học sẽ có chức năng như một đối tác công - tư và các quỹ sẽ được cung cấp theo cơ sở tự nguyện bởi Chính phủ của các Nước Thành viên.

Là nước chủ nhà, Ấn Độ sẽ đóng góp đáng kể các quỹ cho trường đại học. Ủy ban Kế hoạch đă cấp 500 triệu rupee cho quỹ làm vốn, theo h́nh thức tài trợ đặc biệt cho việc khởi động.

Vào tháng 10 - 2009 tại Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) đă đạt một sự đồng thuận thành lập một trường đại học như vậy, theo đó Bộ Ngoại vụ Ấn Độ được giao công tác chuẩn bị cho Dự thảo Đại học Nalanda 2010.

Trường Đại học sẽ có 6 môn học: Nghiên cứu Phật giáo, Triết học và So sánh Tôn giáo; Nghiên cứu Lịch sử; Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Hoà b́nh; Quản trị Kinh doanh trong quan hệ với Nghiên cứu Chính sách Công và Phát triển; Ngôn ngữ và Văn học; và Sinh thái học và Nghiên cứu Môi trường.

(UNI - July 8, 2010)

 

 

 

TÍCH LAN: Viện Bảo tàng Quốc gia tại Colombo là điểm đến du lịch quan trọng

 

Viện Bảo tàng Quốc gia Colombo c̣n được biết đến như là Viện Bảo tàng Tích Lan.

Viện được thàh lập vào năm 1877 với một bộ sưu tập gồm khoảng 1.200 cổ vật và các mẫu vật lịch sử tự nhiên.

Và ngày nay, vào lễ kỷ niệm năm thứ 133, bộ sưu tập của Viện đă lên đến con số trên 100.000. Viện hiện có hơn 4.000 bản viết tay trên lá cọ, một bộ sưu tập các mặt nạ truyền thống quư hiếm , các tác phẩm khắc gỗ và ngà, đồ trang sức thời cổ và trung cổ, một bộ sưu tập các tượng Phật giáo và Ấn Độ giáo bằng đồng tinh tế cùng các loại cổ vật khác. Ngoài ra trong viện bảo tàng c̣n có một bộ sưu tập rất thú vị về nông nghiệp, thuỷ lợi, thương mại, ngôn ngữ và văn học, Phật giáo và Ấn Độ giáo của các thời Anuradhapura và Polonnaruwa.

Qua các bộ sưu tập, triển lăm, nghiên cứu và các chương tŕnh công cộng, Viện Bảo tàng Quốc gia Colombo đă tự chứng minh như là một cột mốc lịch sử của đất nước, và là điểm đến du lịch quan trọng đối với người dân địa phương cũng như những người đến Colombo theo đường hàng không.

(UrbanDharma - July 10, 2010)

 

 

TRUNG QUỐC: Xây dựng lại các tu viện ở huyện Ngọc Thụ

 

Ngày 10-7-2010, chính phủ Trung quốc đă bắt đầu một dự án nhiều triệu đô la để khôi phục lại 87 tu viện bị hư hại trong trận động đất hồi tháng 4 tại Ngọc Thụ, Thanh Hải.

Chư tăng và các quan chức tập trung tại một địa điểm mới của Tu viện Trangu ở Ngọc Thụ để dự một lễ động thổ ngắn. Các nhà sư từ tu viện 700 năm tuổi đă bị sụp đổ này tổ chức một lễ cầu nguyện, tụng kinh và quay cối kinh để đánh dấu việc khởi công.

Ba tu viện nổi tiếng nhất bị hư hại v́ động đất tại Ngọc Thụ là Trangu, Gyegu và Renyak.

Việc tu sửa Tu viện Gyegu cũng bắt đầu vào ngày 10-7.

Chính quyền trung ương đă dành 1 tỉ nhân dân tệ cho việc khôi phục các tu viện tại Ngọc Thụ. Việc xây dựng sẽ bao gồm một diện tích 170.000 km 2.

Ngọc Thụ có đa số dân là người dân tộc Tây Tạng theo đạo Phật. Trước khi xảy ra động đất, ở vùng này có hàng ngh́n tu viện, trong đó có 194 tu viện lớn và trung b́nh.

Các tổn thất về kinh tế của các tu viện và của các di tích tôn giáo trong nhà lên đến 756 triệu nhân dân tệ.

Tu viện và hoạt động tôn giáo tạo thành một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của cư dân địa phương. V́ vậy các dự thảo về phục hồi tu viện đă được sửa đổi nhiều lần nhằm bảo vệ tốt nhất nền văn hoá Tây Tạng, và để Phật tử địa phương có được những nơi tốt nhất để hành lễ.

(Xinhua - July 11, 2010)  

 

 

Lễ khởi công xây dựng lại các tu viện ở Ngọc Thụ, Thanh Hải - Photo: NEWS.CN

 

 

 

NEPAL: Luyện tập Kung Fu tại Ni viện A Di Đà

 

Tại Ni viện A Di Đà tạo lạc trên một sườn đồi bên ngoài thủ đô Kathmandu, các ni cô đang tập luyện Kung Fu và làm công việc hàng ngày của họ.

Thiền định, cầu nguyện, làm việc chùa thường nhật và sau đó tập luyện Kung Fu đă trở thành thói quen hàng ngày đối với các ni cô của Tu viện A Di Đà Sơn này.

Theo truyền thống th́ các nữ tu Phật giáo không được trọng vọng bằng các nhà sư. Các ni cô thường không được học hành nhiều và không được người thề tục bảo trợ nhiều bằng đối với chư tăng.

Cách đây khoảng 2 năm, Kung Fu được truyền dạy tại ni viện A Di Đà, và mỗi ngày các ni cô luyện tập trong 2 giờ. Ni viện này là một tu viện hiện đại, và với việc tập vơ thuật, sự tự tin về thể chất và tinh thần của họ được phát triển. Với sự giáo dục và các chương tŕnh về thể chất tốt hơn như Kung Fu, con số các phụ nữ trẻ tuổi gia nhập các tu viện đă tăng lên.

(GULF TIMÉ - July 16, 2010) 

 

Các ni cô luyện tập Kung Fu tại Ni viện A Di Đà ở Nepal - Photo: Gulf Times

 

 

 

HÀN QUỐC: Beompae - tụng ca Phật giáo

 

'Beompae' là những bài tụng và bài hát lấy cảm hứng từ lời dạy của Đức Phật. Được tŕnh diễn tại các đền thờ Phật giáo trong các nghi lễ đặc biệt, những bài tụng ca này có mục đích đạt được sự hoà hợp với lời Phật dạy qua các động tác cơ thể và ngôn ư.

Có một số luận thuyết về nguồn gốc của Beompae: Nó có thể bắt nguồn từ nhạc kinh Bồ tát tại cuộc họp ở Linh Thứu Sơn. Nó cũng có thể là sáng tác của Tsao Chih (192 - 232), người được xem là đă lấy cảm hứng từ âm thanh siêu nhiên mà ông nghe được khi đang ở Ngư Sơn.

Những bài tụng và đạo ca này được truyền lại từ một số người cho các thế hệ sau, như từ các tác giả Zhigian và Kang Seng-hui của Trung Hoa. Sau đó 'beompae' được truyền bá tại Triều Tiên bởi đại sư Jingam của phái Seon. Ông là nhà sư của Vương quốc Silla (Triều Tiên), tu học tại Trung Hoa vào thời nhà Đường. Khi trở về Silla, ông đă dạy beompae tại Chùa Ssanggye và được đông đảo tăng sĩ nhiệt t́nh thọ giáo.

Trong beompae, âm nhạc hoà hợp với phần hát và tụng, và các giọng lĩnh xướng trao đổi với nhóm hợp ca. Xưa kia beompae có rất nhiều bài nhưng ngày nay chỉ c̣n lại một ít. Và những phiên bản hiện nay th́ ngắn hơn những bài xưa, mà số tăng sĩ dành thời gian để học loại nghệ thuật cổ này cũng ít hơn.

Tuy vậy, beompae được tŕnh diễn thường xuyên hơn trên sân khấu trong thời gian gần đây.

Từ những bản gốc bằng tiếng Hán và tiếng Phạn, ngày nay có một số được chuyển sang tiếng Triều Tiên.

(The Korea Times - July 18, 2010)

 

Một cảnh tŕnh diễn từ lễ hội 5-ngày về 'beompae', diễn ra tại Nhà Hát Quốc gia Hàn quốc vào năm 2004 - Photo: Korea Times file

 

 

MĂ LAI: Lễ Cúng dường Đại Tăng già Quốc gia lần thứ 20

 

Penang, Mă Lai - Ngày 18 - 7, lễ Cúng dường Đại Tăng già Quốc gia lần thứ 20 đă được Hội Phật giáo Mă Lai Yayasan Belia (YBBM) tổ chức tại Quảng trường Penang Times.

Khoảng 300 tăng sĩ từ khắp đất nước đă tham dự lễ. Hơn 1.000 tín đồ Phật giáo đă cúng dường tiền và vật phẩm cho các nhà sư.

Đây là sự kiện cúng dường thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho một nhóm người vô gia cư đă được truyền giới, đă từ bỏ thế tục, được gọi là Tăng đoàn.

Trong bài thuyết tŕnh của ḿnh, chủ nhiệm YBBM là ông Datuk Ong Ka Chuan nói rằng: Những ai cúng dường cho các nhà sư trên đường phố là đang gián tiếp làm những hành động xấu. Những nhà sư thường được thấy đi xin của bố thí hoặc bán vật dụng Phật giáo tại các khu bán thực phẩm, quán cà phê và chợ thật ra là những người thất nghiệp.

Hành động của các nhà sư giả mạo như thế đă làm giảm đi h́nh ảnh cao quư của tăng sĩ rất nhiều.

Ông chủ nhiệm YBBM kêu gọi công chúng dừng cho những nhà sư đi xin bố thí trên đường phố, v́ việc giúp những sư giả mạo này th́ giống với việc làm những điều xấu.

Ông nói, "Việc cúng dường chư tăng hầu hết được thực hiện tại chùa chiền hoặc những địa điểm qui định. Việc này không được thực hiện ở chợ hoặc dọc đường".  

(The Star - July 20, 2010)

 

Các quan chức, Tăng đoàn và quần chúng thả bong bóng để khởi động lễ Cúng dường Đại Tăng già Quốc gia năm 2010 tại Penang, Mă Lai - Photo: The Star

 

 

 

PAKISTAN: Thực trạng của di sản Gandhara ở Thung lũng Swat

 

Swat, Pakistan - Thung lũng Swat là cái nôi của các nền văn minh cổ, kể cả Phật giáo.

Phần lớn các di tích cổ ở Swat vẫn giữ nguyên trạng, nhưng các cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học người Ư đă t́m thấy 450 phế tích bao gồm những bảo tháp và tượng Phật cổ.

Trước đây, những phế tích này được bảo vệ và bảo tồn, và Viện Bảo tàng Swat được xây vào năm 1959 đă trở thành nơi lưu giữ một số các bộ sưu tập đẹp nhất của nền văn minh Gandhara - kể cả các tác phẩm điêu khắc Đức Phật lộng lẫy.

Nhưng sau khi khu vực Swat sáp nhập với Pakistan vào năm 1969, các phế tích và tượng, tháp trở thành nạn nhân thường trực của sự bỏ bê, xâm hại đến di sản lịch sử quư giá này.

Một trong những tác phẩm điêu khắc Phật giáo nổi tiếng nhất trong khu vực là tượng Phật ở Jehanabad, là một biểu tượng của di sản Gandhara, mà theo nhiều người th́ chỉ đứng thứ hai về kích thước sau các tượng Phật ở Bamiyan (Afghanistan).

Nhưng sau khi phiến quân cố thủ tại Swat, pho tượng lớn và có tầm quan trọng về lịch sử này đă bị hư hại nặng.

Ngoài ra, các di tích cũng là mục tiêu của những vụ khai quật trái phép và trộm cắp cổ vật.

Nhiều di tích có tầm quan trọng về lịch sử khác như bảo tháp Saidu Sharif đă trở thành sân chơi của các bé trai. Bảo tháp này c̣n bị đe doạ bởi sự xâm phạm các phế tích do mafia đất tại địa phương gây ra.

 

Các di tích cổ ở Swat bị bỏ bê và lạm dụng  - Photo: Fazal Khaliq/Express

 

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma hoan nghênh sự quan tâm về Phật giáo đang tăng tại các vùng thuộc Hi Mă Lạp Sơn

 

Nubra, Ladakh - Ngày 21 - 7, tại Tu viện Samtenling, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă có buổi nói chuyện trước hơn 5.000 tín đồ Phật giáo đến từ các vùng khác nhau của Ladakh. Ngài hoan nghênh sự quan tâm đang tăng lên trong các cộng đồng tu viện lẫn thế tục tại các vùng của Hi Mă Lạp Sơn trong việc nghiên cứu Phật giáo.

Ngài đă ca ngợi nhân dân Hi Mă Lạp Sơn về sự phát triển nhận thức không chỉ trong việc niệm kinh, mà quan trọng hơn là trong việc nghiên cứu những lời dạy của Đức Phật và các vị tôn sư Phật giáo.

Ngài cũng ca ngợi sự phát triển các trường học và các trung tâm giáo dục hiện đại trong khu vực.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ niềm hạnh phúc của ḿnh khi được gặp gỡ bạn bè tinh thần từ các nước như Anh, Nga và Hàn quốc với sự quan tâm hơn nữa về nghiên cứu Phật giáo - mặc dù đó không phải là tôn giáo của tổ tiên họ.

Vào xế chiều cùng ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă thăm Trường Samgon Jamtse Thosam, một chi nhánh của Viện Nghiên cứu Phật giáo Trung ương. Trong chuyến thăm này, Ngài đă theo dơi cácc học sinh tham gia vào cuộc tranh luận về tôn giáo.

(nvnews.com - July 21, 2010) 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ladakh, Ấn Độ - Photo: nvnews.com

 

 

 

ÁI NHĨ LAN: Ngôi đền Phật giáo đầu tiên tại Ái Nhĩ Lan sẽ được xây ở hạt Cork

 

Trung tâm Tĩnh tâm Dzogchen Beara (Đại Viên măn - tiếng Tây Tạng) sẽ xây một đền thờ Phật giáo có một ṿm bằng đồng truyền thống Tây Tạng trên khuôn viên của ḿnh.

Một ngôi đền cao 14,5 mét sẽ được xây bên cạnh trung tâm trai tịnh này, trên các vách đá ở Garranes gần Allihies, tại bờ biển phía tây hạt Cork. Trung tâm được thành lập vào năm 1992, có diện tích 150 mẫu Anh. Mỗi năm có 300 người đến viếng trung tâm để được tĩnh tâm vào cuối tuần, học nghệ thuật và thiền.

Công tŕnh xây dựng ngôi đền sẽ theo thiết kế các Tây Tạng và sẽ tốn khoảng 1 triệu Bảng. Công tŕnh được hy vọng là sẽ tiến hành vào cuối năm nay, và ngôi đền sẽ hoàn thành trong ṿng 18 tháng.

Giám đốc trung tâm là Matt Padwick nói, "Chúng tôi cần quyên tiền trước khi có thể bắt đầu. Hiện giờ chúng tôi chỉ quyên được trên 100.000 Bảng. Xét theo vài phương diện, đây là thời gian khó khăn nhất để quyên tiền do t́nh h́nh kinh tế, và chúng tôi đang gặp một thử thách. Nhưng cho đến nay chúng tôi đă có được một sự hưởng ứng rất tích cực". Ông nghĩ rằng với sự phát triển của ngôi đền, trung tâm sẽ có được một tương lai rất tươi sáng.

Ông nói, "Chúng tôi chào đón mọi người, từ mọi tầng lớp và của bất cứ tín ngưỡng nào hoặc không tín ngưỡng, và giới thiệu nhiều cách khác nhau để viếng Dzogchen Beara".

(IrishCentral.com - July 22, 2010)

Trung tâm tĩnh tâm Dzogchen Beara tại hạt Cork, Ái Nhĩ Lan - Photo: IrishCentral.com

 

 

ẤN ĐỘ: 'Bảo tháp' bằng vỏ đạn rỗng từ cuộc nội chiến Tích Lan

 

Bố đề Đạo tràng, Ấn Độ - Một tác phẩm kíến trúc độc đáo giống như ngọn đồi nhỏ được gọi là 'Bảo tháp', làm bằng vỏ đạn từ cuộc nội chiến Tích Lan, đă trở thành một sự thu hút chính đối với du khách tại Bồ đề Đạo tràng.

Bảo tháp được tạo tác tại Đền Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng vào tháng 2 năm nay để truyền đi thông điệp hoà b́nh đến mọi người trên thế giới.

Thượng toạ Bhante Sivli ở Đền Đại Bồ đề nói, "Một nhóm quân nhân từ Tích Lan đă cúng dường một Bảo tháp làm bằng vỏ đạn. Ở Tích Lan từng trái qua một t́nh trạng chiến tranh trong  30 năm và mọi người trên khắp thế giới đă lo lắng về nó. V́ vậy chúng tôi cầu nguyện rằng loại chiến tranh như thế không bao giờ xảy ra, không chỉ tại đất nước chúng tôi mà cũng không tại bất cứ nơi nào trên thế giới, và hoà b́nh ngự trị trong xă hội".

Tổ hợp Đền Đại Bồ đề là một trong bốn di tích linh thiêng liên quan đến Đức Phật Thích Ca. Ngài đă giác ngộ dưới cây Bồ đề trong tổ hợp đền thờ này.

Đây là một trong những ngôi đền Phật giáo cổ nhất, được xây hoàn toàn bằng gạch và vẫn c̣n hiện hữu. Đền cao 52 mét và có một tượng Phật cao 24 mét.

Đạo luật Bồ đề Đạo tràng năm 1949 đă công nhận di tích này là một thánh địa Phật giáo, và vào năm 2002 UNESCO công bố đây là một di sản thế giới.

(ANI - July 24, 2010)

 

 

GIA NĂ ĐẠI: Phật tử đón mừng tu viện mới

 

Richmond, Gia Nă Đại - Ngày 25-7, lễ khánh thành Tu viện mới của phái Thrangu (Nepal) đă diễn ra tại số 8140 Đường Số 5 ở Richmond. Theo những người xây dựng th́ đây là tu viện phái Thrangu đầu tiên được xây bên ngoài châu Á.

Đại sư Khenchen cùng với các tăng sĩ và lạt ma đă tiến hành các nghi thức đặc biệt và khánh thành pho tượng Đức Phật Thích Ca mạ vàng cao 4 mét. Hai bên tượng Phật này có nhiều tượng nhỏ hơn, gồm 35 tượng Phật về sám hối  và 1.000 tượng Phật y dược mang đến sự an lành.

Tượng và công tŕnh nghệ thuật trong đền thờ mới này đă được tạo tác bởi các vị lạt ma và cao tăng qua đào tạo nghiêm ngặt.

Tu viện Thrangu sẽ là nơi cư trú của 7 nhà sư và lạt ma đến từ Nepal, để hướng dẫn các học viên địa phương trên đường đến với an lạc và giác ngộ.

(The Province - July 26, 2010) 

Tu viện Thrangu mới khánh thành tại Richmond, Gia Nă Đại - Photo: The Province

 

 

PAKISTAN: Quảng bá di sản Phật giáo để thu hút du khách từ Thái lan và các nước Asean

 

Pakistan đang t́m cách làm nổi bật di sản Phật giáo của ḿnh như một phần của nỗ lực rộng hơn để thu hút khách tham quan từ Thái Lan và các nước Asean.

Tại Bangkok, đại sứ Pakistan là Sohail Mahmood đă tổ chức các chuyến tham quan cho các vị lănh đạo Phật giáo Thái Lan đến các di tích di sản Phật giáo của Pakistan, như Taxila, Takh-i-Bahi và di tích thành phố lân cận tại Sahr-i-Bahlol. Đây là 2 trong số 6 di tích di sản UNESCO tại Pakistan.

Một Phật tử người Pakistan đóng một vai tṛ quan trọng là ông Raja Trivdi Roy, giữ chức vụ một bộ trưởng liên bang trong chính phủ Pakistan. Ông nói các nhà lănh đạo Phật giáo, các học giả, sinh viên và người hành hương từ Thái Lan và khắp thế giới nên viếng các di tích Phật giáo này. Ông nói, "Không có nhiều người lắm biết được rằng thầy thuốc riêng của Đức Phật đă từng học tại trường đại học vốn hiện hữu tại Taxila vào thời ấy. Đó là một trong những trường đại học duy nhất trên thế giới thời ấy".

Đại sứ Mahmood nói rằng toà đại sứ Pakistan tại Thái Lan sẽ thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm việc cấp visa nhanh chóng cho các khách hành hương Phật tử, các nhóm khách du lịch, các phái đoàn thương mại và triển lăm.

(Bangkok Post - July 26, 2010)

 

Tượng Phật nổi tiếng từ Taxila, Pakistan - Photo: Viện Bảo tàng Lahore

 

 

 

TÂY TẠNG: Tín đồ hành hương chiêm bái tranh thangka Đức Phật lớn

 

Ảnh 1: Một nhà sư ngắm bức thangka trong lễ treo thangka hàng năm tại Tu viện Ganden (ở thủ phủ Lhasa của Khu Tự trị Tây Tạng, tây nam Trung quốc) vào ngày 25-7-2010. Được xây dọc theo sườn Núi Wangbori, Tu viện Ganden vốn là tu viện nguyên thuỷ của giáo phái Gelug thuộc Phật giáo Kim cang thừa. Mỗi năm có hàng ngh́n khách hành hương tập trung tại đây để chiêm bái tranh Phật khổng lồ trong lễ hội này, một trong những lễ Phật lớn nhất tại Tây tạng.

 

 

Ảnh 2: Nhân dân tham dự lễ treo tranh  Phật tại Tu viện Ganden ở Lhasa, Tây Tạng vào ngày 25-7-2010.

 

 

 

Ảnh 3: Các nhà sư hành lễ vào lễ treo tranh Phật hàng năm tại Tu viện Ganden ở Lhasa, Tây Tạng. 

 

 

Ảnh 4: Nhân dân tập trung tại Tu viện Ganden ở Lhasa, Tây Tạng để chiêm bái tranh Phật lớn.

 

 

(Tân Hoa Xă - July 26, 2010) - Photos: NEWS.CN

 

 

 

THÁI LAN: Các hoạt động công đức diễn ra tại nhiều tỉnh

 

 

Nhiều tỉnh khác nhau tại Thái Lan đă chứng kiến các hoạt động công đức và cúng dường sống động trong Ngày của Pháp Bảo (Asalha Puja) và Mùa Chay Phật giáo.

Tại tỉnh Suphaburi vào ngày 26-7-2010, hàng ngh́n người dân địa phương ở Quận Muang đă lũ lượt đến các đền chùa để lễ Phật, và giúp làm đèn cầy cho Pháp Bảo Nhật và Mùa Chay Phật giáo. Rất nhiều du khách cũng tham gia vào đám rước đèn cầy thật nhiều màu sắc diễn ra vào buổi sáng, được tổ chức liên kết với 10 quận khác.

Cùng lúc đó, tại tỉnh Kalasin, cư dân địa phương đă đến các đền chùa gần nhà để mừng các ngày lễ lớn này, thể hiện sự sùng tín Phật giáo của họ. Họ đă cầu nguyện cho quốc gia được hoà b́nh trở lại, và cầu sức khoẻ cho nhà Vua và Hoàng hậu. Các vật phẩm cúng dường của Mùa Chay Phật giáo năm nay là lương khô và thức ăn nhanh.

Tại tỉnh Phatthalung, Tỉnh trưởng Winai Karuwanpat cùng với những người dân địa phương từ cộng đồng Lam Pam đă cúng dường cho những nhà sư đang đi thuyền. Đây là một lệ thường và là truyền thống được truyền lưu từ hơn 200 năm nay.

(NNT - July 27, 2010)