CHƯA MẶC CÀ-SA NGẠI VIỆC NHIỀU

MẶC RỒI VIỆC LẠI TRĨU VAI THÊM

Tịnh Minh soạn dịch từ Pháp Thoại Pháp Cú 

 

 

Tương truyền rằng trong khi Đức Thế Tôn đang an trú tại Xá-vệ th́ có cậu thanh niên, con trai của một trưởng ty ngân khố, đến gần một Trưởng lăo đang đứng khất thực trước nhà cậu và hỏi:

- Bạch Trưởng lăo, con muốn hết khổ. Xin Trưởng lăo từ bi chỉ cách cho con giải trừ đau khổ.

- Hay thay! Nguyện cầu thập phương Tam bảo gia hộ cho cậu được an lành. Vị Trưởng lăo chắp tay chú nguyện và tiếp:

- Nếu muốn hết khổ th́ hăy phát tâm bố thí, cúng dường y phục, thực phẩm, pḥng xá, thuốc thang v.v... cho Tăng chúng. Hăy chia tài sản ra làm ba phần: một phần để cậu kinh doanh, phần thứ hai cho vợ con, và phần thứ ba phụng sự Tam bảo.

- Hay thay! bạch Trưởng lăo.

Cậu thanh niên hứa làm đúng theo lời dạy của vị Sa-môn. Sau đó cậu lại hỏi:

- Bạch Trưởng lăo, con c̣n phải làm ǵ nữa?

- Nên quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, và thọ tŕ năm giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

- Hay thay! bạch Trưởng lăo.

Cậu nguyện thọ tŕ tam quy, ngũ giới. Rồi cậu hỏi tiếp:

- C̣n ǵ nữa, bạch Trưởng lăo?

- C̣n chứ! Sau năm giới, đến mười giới. Con nên giữ thêm năm giới nữa, tức là không được mang hoa, thoa hương, đánh phấn; không được ca, múa, đàn, hát, hoặc đi xem, nghe; không được ngồi giường cao sang, rộng lớn; không được ăn lắt nhắt, phi thời; và không được cất giữ vàng bạc, châu báu. Con thọ tŕ được không?

- Thưa được, bạch Trưởng lăo.

Cậu phát tâm tôn kính Tam bảo và giữ ǵn giới luật tinh nghiêm, nhưng cậu lại hỏi:

- C̣n ǵ nữa, bạch Trưởng lăo?

- C̣n việc duy nhất nữa là cậu nên xuất gia làm Sa-môn như bần tăng đây vậy.

Cậu thanh niên vô nhà thưa với cha mẹ rồi theo Trưởng lăo đến gặp Đức Thế Tôn, xin quy y và làm đệ tử Ngài.

Sư được hai Trưởng lăo hướng dẫn tu tập: một là thầy giáo thọ, chuyên về luận lư (Abhidhamma) và một là thầy giám luật, chuyên về giới luật (Vinaya). Khi học với thầy giáo thọ th́ phải đạt cách lư luận sắc bén, ngữ khí hùng hồn; thế này hợp lư, thế kia phi lư v.v? C̣n khi đến với thầy giám luật th́ đâu là dung nghi đỉnh đặc, ngôn hạnh đoan trang, chỉ tŕ tác phạm v.v... Rồi c̣n phải khất thực, thiền hành, chấp tác!? Ôi, sao mà phải học, phải nhớ, phải làm nhiều thứ quá! Mệt quá! Cậu đâm ra chán nản, thối chí và thầm nghĩ:

- Ở đời vốn khổ, vô chùa thoát khổ nhưng lại khổ hơn. Đúng là: "Vị trước cà-sa hiềm đa sự, trước đắc cà-sa sự cánh đa". Thôi, thôi!? Ta phải về lại với cuộc sống gia đ́nh, tự do hơn, thoải mái hơn, nhất là với vai tṛ một gia trưởng, khỏi phải trùng tuyên văn nghĩa và lễ nghi cung cách ǵ cả.

Từ đó, sư đâm ra hoang mang, thất vọng, bất măn, không thiết tha học hành và thực tập thiền quán. Sư mỗi lúc một gầy guộc, hốc hác, da thịt nhăn nheo, gân cốt nhô lên khắp người. Tâm trạng chán chường, mệt mỏi dằn vặt sư khiến cho toàn thân mang đầy sẹo vảy. Thấy sư tiều tụy cả thân tâm, các chú điệu và Sa-di đến thăm sư, hỏi:

- Sư đi đứng ngồi nằm ở đâu mà mang bịnh tội nghiệp thế này! Đừng buồn nghe! Chắc sư bị ung thư quá! Thấy sư ngày một teo tóp, da thịt rúm ríu, gân cốt lồi ra, c̣n sẹo sọ đầy người nữa chứ!? Sư đă làm ǵ đến nông nỗi này!

- Tôi chán quá!

- V́ sao?

Sư kể hết tâm sự cho các chú nghe, các chú kể lại cho hai thầy giáo thọ và giám luật biết, thế là hai Trưởng lăo đưa sư đến gặp Đức Thế Tôn.

Thấy các Sa-môn đến, Đức Thế Tôn hỏi:

- Các thầy đến có chuyện chi?

- Bạch Thế Tôn, sư này nản ḷng, thối chí, không thích tu nữa.

- Sao vậy? Các thầy nói thế có đúng không?

- Dạ? thưa đúng, bạch Thế Tôn!

- Thầy bất măn về chuyện ǵ?

- Bạch Thế Tôn, con đi tu để cầu mong thoát khổ, nhưng vô chùa thấy c̣n khổ hơn. Đến thầy giáo thọ th́ phải nghe, phải thuộc những đoạn văn lư luận dài dằng dặc; c̣n đến thầy giám luật th́ phải luyện tâm dưỡng chí, trụ chỉ oai nghi với những giới luật khắt khe, vi tế. Mệt quá! Bạch Thế Tôn, con muốn hết khổ, nhưng lại chuốc khổ vào thân. Ở đây, con nghĩ, không c̣n một kẽ hở cho con dang tay hít thở khí trời. Bạch Thế Tôn, cho con về. Làm chủ hộ đỡ khổ hơn làm thầy tu.

- Này, thầy muốn giải thoát khổ đau, vậy mà thầy không hàng phục được một điều gây ra đau khổ.

- Da, điều ǵ? Bạch Thế Tôn.

- Thầy có thể điều phục được tư tưởng của thầy không?

- Da, con có thể, bạch Thế Tôn.

- Vậy th́ hăy nỗ lực pḥng hộ tư tưởng của thầy.

Ngài đọc kệ:

Tâm tế vi, khó thấy,

Vun vút theo dục trần,

Người trí pḥng hộ tâm,

Pḥng tâm th́ an lạc.

   (PC. 36)

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 06/07/11