TIỂU NI VỚI VƠ CÔNG PHI THƯỜNG CỦA KATNMANDU

Trăng Linh Thứu dịch

 

Thủ phủ Kathmandu, Nepal - Một thiếu nữ trẻ hiền ḥa mang vẻ hơi rụt rè e thẹn đang từ khu vườn nhỏ giữa tu viện tiến bước lên sân thượng tráng xi-măng bên trên hội trường.

Một khi trên sân thượng, khoác lên người bộ quần áo vải nâu rộng khổ dài tay, nịt chặt ở thắt lưng, cô gái 12 tuổi này, tên Jigme Wangchuk Lhamo, không c̣n một tí dáng vẻ ngập ngừng bẽn lẽn nào cả. Ḥa nhịp cùng với 400 vị nữ tu khác của ni viên Druk Amitabha tập dợt thể thao buổi sáng sớm, cô bé biểu diễn những cú đấm chắc nịch, những cái đá chân ngang đầu, và nhiều động tác vơ công hùng mạnh làm cho nguời thăm viếng tu viện có cảm tưởng như đang xem một đoạn phim đấu vơ quyền của phái Thiếu Lâm Tự vậy.

Ni viện bắt đầu sinh hoạt lúc 4 giờ trời c̣n tờ mờ tối.  Sau thời công phu khuya một tiếng đồng hồ tụng đọc kinh sách, tất cả đều ra sân tập vơ công. Mỗi ngày như thế đều đặn hai thời tập dợt. Jigme - người làng Nganglam Dechenling ở huyện Pemagatshel (Nước Bhutan) – cho dù c̣n nhỏ tuổi nhưng đầy nhiệt huyết và nghị lực hùng mạnh nhất của nhóm. Cô bé đến với ni viện chưa đầy một năm, sau khi măn khóa cấp 5 ở trường tiểu học Lungtenphu tại Thimphu nơi quê nhà. Cho dù học rất giỏi và có triển vọng khá cao trong học vấn, Jigme tha thiết muốn trở thành một nữ tu Phật giáo v́ niềm tin xâu dầy của cô vào Tam bảo và Phật pháp.

Khi hỏi cô đă thực tập được bao lâu, cô cho biết: “Con về tu viện được 6 tháng.” Trong thời gian ngắn ngủi sáu tháng mà Jigme đă làu thông tiếng Nepali, Hindi, Tây-tạng, và Ladhaki, một thổ ngữ thông dụng tại ni viện. Giáo sư dạy vơ người Việt nam của cô cũng phải ngạc nhiên công nhận Jigme rất có năng khiếu về vơ công, cô đă đạt đến cấp bậc thứ 6 của 16 tŕnh độ cơ bản trong một thời gian rất ngắn.

“Khi tập vơ công, con tưởng tượng như ḿnh đang thật sự ở đấu trường.” Cô cho biết. Không những biết vơ để tự vệ v́ ni viện tọa lạc tại một vùng không được an toàn cho lắm, có nhiều xung đột luôn xẩy ra chung quanh tu viện, mà vơ công c̣n giúp ích cho người tu tọa thiền hay ngồi thẳng lưng nghe giảng hằng giờ không mệt mơi, và giúp cho thân thể luôn cường tráng khỏe mạnh, không bị ốm đau yếu nhược. Cô Jigme tâm sự: “Vơ công cũng giúp cho con có sức khỏe tốt, có một tâm thái minh mẫn sáng suốt và con có thể tập trung tư tưởng bén nhậy hơn.”

Thật vậy phái Thiếu Lâm của Trung Hoa cũng nhờ đó mà nổi tiếng. Ngày xa xưa, những vị tăng trong phái này phải biết vơ để đối phó với băng đảng cướp bốc phản loạn trong vùng, ngoài việc giữ cho sức khỏe tốt mạnh để làm Phật sự.

Sử truyền rằng Ngài Bồ-đề-đạt-ma (Ch. Tamo, Eng. Bodhidharma), một vị tăng sĩ Phật giáo người Ấn độ ở Trung Hoa, khi đến viếng thăm chùa Thiếu Lâm đă chỉ dẫn tăng đoàn tại đây những động tác khí công để giúp bảo tŕ sức khỏe của họ. Ngài thấy những vị tăng yếu kém bệnh hoạn v́ phải ngồi hằng giờ mỗi ngày biên chép viết dịch kinh điển. Ngài nhận xét khi thân thể của họ không được khỏe mạnh, tâm trí và khả năng chịu đựng cũng bị suy giảm theo, nên họ khó có thể hành tŕ tu tập những động tác thiền quán cơ bản nhất của đạo Phật. Ngài dùng biện pháp khởi động phong trào thực tập những bài thể dục dựa trên phương thức Yoga cổ truyền của Ấn độ. Những động tác này xuất khởi từ sự truyền dạy bằng h́nh ảnh được tạc vào những hang đá rất lâu đời từ thời thượng cổ Trung Ấn, dựa trên những sinh hoạt chuyển động của 18 loài thú hoang như cọp, beo, rồng, rắn chẳng hạn.

Nhưng Ngài Bồ-đề-đạt-ma không phải là người truyền dạy vơ thuật kung-fu. Nghệ thuật vơ công này đă có rất lâu đời tại nước Trung hoa, và được thông dụng và tập dượt tại rất nhiều tu viện Phật giáo Đại thừa. Người ta thường nói  “Một trí óc lành mạnh trong một thân thể tráng kiện” là vậy! (A sound mind in a healthy body – Mens sana in corpore sano).

Ngài Kramtrul Rinpoche đă từng nói: “Phật cũng dạy chúng ta nếu đau ốm phải siêng năng uống thuốc cho dù thuốc có đắng hay mang mùi tanh của cá, v́ không có thân, tu tập sẽ không thành.”

Cô Jigme cũng thêm rằng ngành vơ công này cũng giúp cho cô và tất cả quư ni trong tu viện có thể phân phối sinh khí năng lượng của ḿnh một cách hiệu quả và tích cực hơn trong mọi hoàn cảnh và môi trường sinh hoạt hằng ngày.

Ngài Gyalwang Drukpa Rinpoche thứ 12, sáng lập viên và cũng là cố vấn tinh thần cho ni viện Druk Amitabha thuộc ḍng truyền Drukpa của Tây tạng, đă giới thiệu việc luyện tập khí công và vơ thuật 2 năm về trước sau khi Ngài thăm viếng và chứng kiến ni chúng tập vơ công tại những tu viện ở Việt nam. Ngài nhận xét vơ công giúp cho quư ni có bản lănh hơn, tự tin hơn, và nhất là tập trung hơn trong việc hành tŕ của họ. Ngoài ra, từ khi có sự tập luyện vơ công mỗi ngày tại ni viện, ni chúng có vẻ khỏe mạnh ít đau ốm hơn.

Khi được hỏi về sự mâu thuẫn của việc tập vơ công (gồm nhiều động tác thiên về mạnh bạo đánh đấm) này với nguyên lư bất bạo động trong Phật giáo, Ngài Rinpoche trả lời là tùy vào động cơ và mục đích của việc làm đó. “Nếu anh hung hăng hùng hổ nhưng với động cơ thiện, anh là một Bồ tát cáu kỉnh.” Trong khi đó Tỳ kheo ni Jetsunma Tenzin Palmo, một vị Ni gốc Anh thọ giới hơn 30 năm sống tại tu viện, phát biểu rằng khi mà tự ḿnh biết cách tự vệ, ḿnh có thể triệt hạ đối phương dễ dàng hơn nhưng không nhất thiết làm gây nhiều thiệt hại cho họ. “Tại v́ ḿnh sẽ biết được phải dùng phần nào của cơ thể để chống đở lại mà không gây thiệt mạng cho đối phương.” Bà nói thêm: “Ngoài mục đích dạy cách tập trung tư tưởng, giữ cho thân thể khỏe mạnh, và trau dồi trí năng, vơ công c̣n giúp cho hành giả tự tin và yên ḷng hơn v́ đă biết cách để tự đề pḥng và bảo vệ chính ḿnh.” Và bà cười thích thú: “Thanh niên ngoài đường cũng c̣n tránh né khi biết là chúng tôi có học vơ.”

C̣n cô bé Jigme Wangchuk Lhamo th́ chỉ mộng là một ngày nào đó cô sẽ là người giới thiệu vơ lâm cổ điển cô học được đến với người dân nước Bhutan của cô. “Hy vọng mai này con sẽ trở thành bậc thầy vơ thuật đầu tiên người Bhutan, nếu như con không kham nổi việc khắc phục kinh điển Phật giáo.”

Trăng Linh Thứu (The Buddhist Translation Group)

 

The kung-fu nun of Kathmandu

by Tenzin Namgyel

 

Kathmandu, Nepal -- She appears sheepish and timid as she makes her way up to the concrete roof of the giant four-storied assembly hall from the courtyard.

Once on the roof, 12-year old Jigme Wangchuk Lhamo is anything but gentle and compassionate. 

Changing into loose maroon cotton pants and a long sleeved shirt, belted around the waist, Jigme throws quick jabs and punches and kicks higher than an average person. She is among 400 other nuns of the Druk Amitabha nunnery in Kathmandu, Nepal, who reminds visitors of a scene from a Shaolin kung-fu flick. 

Everyday, the nuns wake up at 4 am and begin reciting and memorising Buddhist texts for about an hour, following which they engage in an hour-long practice of the martial art. The devote another hour towards the evening. 

Jigme from Nganglam Dechenling in Pemagatshel is the most energetic and enthusiastic of the group. 

She enrolled in the nunnery last year, after completing class five from Lungtenphu primary school in Thimphu. 

Although she was among the top ten position holders in her class at Thimphu, Jigme said her faith in dharma and interest to become a nun caused her to discontinue studies. 

“It’s my sixth month running here at the nunnery,” she said. Within that short span of time, Jigme can fluently speak Nepali, Hindi, Tibetan and Ladhaki languages, which are widely spoken at the nunnery.

Her Vietnamese master said that, although kung-fu was new to her, Jigme was able to attained the sixth of the 16 basic levels of the art.

“When I practise, I visualise I’m in a real combat,” Jigme said.

Besides learning to defend themselves from a handful of troublemakers in the vicinity of the monastery, kung-fu, Jigme said, made one capable of sitting straight-backed for many hours during meditations, ceremonies and teachings. 

“It keeps me physically fit, mentally sound and helps me focus better,” she said. 

The idea and the story resonates with those of the Shaolin monks in China, who learnt the martial art to defend themselves from passing bandits, besides the real concept of introducing it for health reasons by an Indian Buddhist priest named Bodhidharma (Tamo in Chinese), who visited a Shaolin temple. 

Tamo, who joined the Chinese monks, observed that they were not in good physical condition. They spent hours each day hunched over tables where they transcribed handwritten texts. 

The Shaolin monks lacked physical and mental stamina needed to perform even the most basic of Buddhist meditation practices. Tamo countered this weakness by teaching them moving exercises, modified from Indian yoga, which were based on the movements of the 18 main animals in Indo-Chinese iconography like tiger, leopard, snake and dragon, to name but a few. 

He did not, however, introduce kung-fu, which existed in China much before his arrival. The ancient martial art is popular even in big Mahayana Buddhist monasteries. They believe that sound mind comes from sound body. 

“Even Buddha Shakyamuni had said that, if you are sick, take medicine, even if a medicine is fish. Otherwise without body, practice is impossible,” His Eminence Khamtrul rinpoche said.

Jigme said the art taught the nuns to channel their energy and be positive about everything they attempted to do in their daily lives. 

The founder of the nunnery, H.H the 12th Gyalwang Drukpa rinpoche, the spiritual head of the drukpa lineage introduced kung-fu class two years ago after watching nuns practising kung-fu in Vietnam. 

He was told that it helped the nuns concentrate better and made them self-reliant. 

Rinpoche said that was true because, ever since kung-fu was introduced in the nunnery, nuns rarely fell ill, which was a frequent occurrence otherwise. 

On the contradiction of Buddhist principles of non-violence against learning martial arts, rinpoche explained that it all depended on motivation. 

“If you are aggressive out of good motivation, you are an angry bodhisattva,” he said. Jetsunma Tenzin Palmo, an English lady, who became a nun more than 30 years ago, said if one knows how to defend oneself, one can stop an opponent without necessarily doing tremendous amount of damage. 

“You’ll know which part of a body to disarm without hurting,” she said. 

Apart from training the mind, keeping fit and improving concentration, kung-fu, she added, gave them a sense of confidence to protect themselves. 

“When young men in our locality know the nuns practise kung-fu, they keep away,” Jetsunma Tenzin Palmo said. 

Meanwhile, Jigme Wangchuk Lhamo hopes to, one day, introduce the ancient martial art in Bhutan. “My dream is to become the first Bhutanese kung-fu master, even if I can’t master Buddhist scripts,” she said.

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/31/11