Thư ṭa soạn số 13

 

(tháng 12.2012) 

 

 

BẠN HIỀN

 

 

 

Sương thu buổi sớm hăy c̣n giăng mờ bên ngoài khung cửa sổ. Những ánh đèn đường như dịu lại sau một đêm dài tỏa sáng. Các dây đèn giăng mắc trước nhà hàng xóm vẫn c̣n kiên tŕ chớp loé trong một trời mù sương. Ông già Noël h́nh nộm vẫn cười hỉ hả trước sân nhà ai. Chỉ mới sau tuần lễ Tạ Ơn là thiên hạ đă trang trí đón chào mùa lễ Giáng Sinh và Tân niên. Không khí những ngày cuối năm thật rộn ràng, vui vẻ. Nhưng giờ này th́ mọi người đang c̣n ch́m sâu trong giấc đông miên.

Lặng lẽ ngắm nh́n khu vườn nhỏ mờ đục trong sương mai, ḷng dấy một niềm vui nhẹ nhàng, thư thả. Nghĩ về những bạn hiền đă đến và đă đi, những người bạn hiền đang có, đang gần gũi. Những người bạn, cũng là những bậc thầy, thật hiền và dễ thương…

 

Tinh thần viễn ly, buông xả, có thể nói là chất liệu nền tảng mà tuyệt vời nhất của hành giả trên đường học đạo, cũng như của văn nhân nghệ sĩ Phật giáo trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nhưng viễn ly, buông xả không chỉ dừng nơi lư thuyết mà phải là thái độ và hành xử thường trực của một con người hướng vọng giải thoát.

Không thể nói suông về vô ngă khi tự thân đầy vọng chấp và ư thức phân biệt nhân-ngă, bỉ-thử.

Không thể nói suông về giải thoát khi càng lúc tâm thức và hành động chỉ biết tự trói ḿnh vào trong ổ kén của những sở hữu, sở kiến, sở đắc.

Có viễn ly, buông xả mới có vô ngă, giải thoát.

Hành động thiết thực nhất của tinh thần viễn ly, buông xả, chính là bố thí, là sự cho đi, là sự hiến tặng, với niềm thương yêu, trân trọng, v́ lợi ích an vui cho kẻ khác.

Đông phương có h́nh ảnh ḥa thượng Bố Đại (được truyền tụng là hóa thân của Phật Di Lặc); tây phương có ông già Noël (Santa Claus). Họ là hiện thân của sự bố thí, hiến tặng, của sự ban vui cứu khổ. Cho đi những ǵ ḿnh có, hiến tặng những ǵ kẻ khác cần. Đó là bước đầu của tâm bồ-đề. Không khởi đi bằng bước chân đầu tiên này th́ đừng nên bàn nói ǵ về vô ngă, giải thoát.

Cho nên, h́nh ảnh con người tuyệt vời, được xưng tụng là hiền giả, thánh giả, đại trượng phu, xuất trần thượng sĩ… trong ngôn ngữ văn học Phật giáo, là con người vượt ra khỏi mọi danh vọng, quyền lợi, sở hữu (vật chất hay tinh thần) của thế gian. Sự cao cả vĩ đại của họ nằm ở chỗ buông xả, từ bỏ, không phải nơi sự tom góp, tích lũy. Trong khi kẻ khác tự măn với những thành công về cơ ngơi, tài sản to lớn, đồ sộ, th́ một hành giả viễn ly lặng lẽ đi vào chỗ tận cùng của cô liêu, hoang vắng – nơi ấy không c̣n những bung xung rộn ràng của các sở hữu vật chất, đồng thời vượt khỏi mọi vọng tưởng đảo điên của tâm thức.

“Nhất bát thiên gia phạn / Cô thân vạn lư du / Kỳ vi sinh tử sự / Giáo hóa độ xuân thu”

Một b́nh bát, khất thực muôn nhà; đơn thân rảo bước muôn dặm xa.

Chỉ có sinh-tử là việc lớn; tận tụy hóa độ khắp hà-sa.

Bằng tâm thức và hành động viễn ly, buông xả, con người cao vời siêu tuyệt ấy không nhất thiết phải là một trưởng giả giàu có, mà đôi khi là một khất sĩ không nhà; không nhất thiết phải là một trưởng lăo ḥa thượng, mà có khi chỉ là một tiểu đồng sa-di; không nhất thiết phải là một vị tăng, mà thường khi cũng là những vị ni; không nhất thiết phải là kẻ xuất gia, mà đôi khi c̣n có những cư sĩ thế tục. Có thể gọi họ là những thiện tri thức, hay một cách gần gũi hơn: bạn hiền.

“Gần gũi những người bạn hiền giống như đi trong sương mù. Tuy sương không ướt áo liền, nhưng dần dần cũng thấm đượm.” (Cảnh Sách Văn)

Bạn hiền ấy là ai, ở đâu? – Là những ai có thể có mặt khi ḿnh cần đến; là những ai giúp khi ḿnh gặp khó khăn; là những ai hướng dẫn khi ḿnh bị bế tắc; là những ai cho khi ḿnh thiếu hụt; là những ai nâng đỡ khi ḿnh vấp ngă. Từ vật chất đến tinh thần, những người bạn hiền ấy luôn trao tặng chúng ta mà không đ̣i hỏi một điều kiện nào, dù là sự biết ơn. Nhưng chúng ta phải trân trọng. Bởi v́, khi nói bố thí hiến tặng là bước đầu của tâm bồ-đề th́ sự trân trọng biết ơn những người bố thí cũng chính là nhận thức sơ khởi về tâm bồ-đề ấy.

Xin cảm ơn tất cả những bạn hiền lớn-nhỏ, già-trẻ, nam-nữ… đă đến và đă đi, đang đến hoặc sẽ đến trong cuộc đời chúng ta.

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/01/22