TRAO TRUYỀN GIỚI LUẬT PHẬT ĐÀ

ĐÓ LÀ SỨ MẠNG TĂNG GIÀ SA-MÔN

 

Tịnh Minh soạn dịch (theo Pháp Thoại Pháp Cú)

 

 

 

Tại Xá-vệ, có một cư sĩ đă chứng quả Tư-đà-hàm, tên là Đắc Thủ (Chattapàni). Một sáng sớm nọ, nhằm ngày chay tịnh, và theo nếp sinh hoạt thiền môn, Đắc Thủ phải đến chùa lễ Phật, nghe pháp.

Trong lúc Đắc Thủ đang ngồi nghe pháp thoại trong chánh điện th́ quốc vương Pa-xen-na-đi Kô-xa-la (Pasenadi Kosala) đến lễ Phật cúng dường. Đắc Thủ thấy ḷng ḿnh phân vân, ái ngại; không biết có nên đứng lên cung đón quốc vương hay không. Cuối cùng, ông quyết định:

- Ta đang ngồi trước sự hiện diện của bậc Chuyển luân thánh vương, tức là vua trong những v́ vua. Nếu ta đứng lên chào quốc vương th́ hóa ra ta xem thường uy đức cao dày của đấng Pháp vương. Nhưng nếu ta không đứng lên cung nghinh hoàng thượng th́ mạng sống này khó bề an toàn. Một khi nhà vua cau mày th́ cỏ cây cũng phải gục đầu vàng úa, biết làm sao đây! Nhưng thôi! Đă quyết th́ làm, đă đốn th́ vác; thà chết chứ không chịu thất lễ với Đức Thế Tôn. Thế là Đắc Thủ cứ mặc nhiên tịnh tọa.

Thấy Đắc Thủ không đứng lên chào ḿnh, tâm can quốc vương bỗng dưng sôi lên sùng sục, nhưng nhà vua liền trấn an, vui vẻ, thản nhiên đảnh lễ Thế Tôn và cung kính ngồi sang một bên. Tuy nhiên, những tia lửa sân hận, kiêu khí cứ chập chờn, thấp thoáng vút qua khóe mắt quốc vương. Nhận thấy hậu quả nguy kịch có thể xảy ra, Thế Tôn dịu giọng, nói:

- Đại vương, Đắc Thủ là một hiền giả, thông đạt tam tạng giáo điển, và lúc nào cũng hoan hỷ với duyên nghiệp thành tựu hay bất hạnh của ḿnh.

Nghe Thế Tôn tán thán nhân cách trung hậu của Đắc Thủ, quốc vương hạ hỏa, lờ đi hành vi xem ra như trịch thượng của một thần dân.

Rồi một hôm, sau bữa điểm tâm, quốc vương đứng trên lan can hoàng cung, nh́n thấy Đắc Thủ tay cầm dù vải, chân mang giày hạ, đi ngang trước sân. Ngay tức khắc, quốc vương lệnh vệ sĩ đưa Đắc Thủ đến trước bệ rồng. Được lệnh diện kiến long nhan, Đắc Thủ liền cởi bỏ giày dù, trịnh trọng từng bước đến trước mặt quốc vương, khấu đầu thi lễ với lời chúc thọ theo kiểu thiết triều: "Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!" Sau đó Đắc Thủ b́nh thân, rón rén bước sang một bên.

Thấy ngôn hạnh đoan trang, cung cách tự tin và cẩn mật của Đắc Thủ, quốc vương hỏi:

- Này cư sĩ, tại sao ngươi phải cởi bỏ giày dù, phải đi đầu trần chân đất thế?

- Muôn tâu hoàng thượng, khi được lệnh triệu kiến long nhan, thảo dân đă cởi bỏ giày dù ngay.

- Hôm nay ngươi mới nghe danh hoàng thượng?

- Thưa không ạ! Thảo dân đă biết hoàng thượng là bậc anh minh thánh đức, là biểu tượng phước điền cho sơn hà xă tắc  Xá-vệ ạ!

- Thế th́ tại sao hôm nọ thấy ta đến chùa lễ Phật, nghe pháp, ngươi vẫn điềm nhiên tọa thị, không đứng lên chào ta?

- Muôn tâu hoàng thượng, thảo dân đang ngồi trước đức Chuyển luân thánh vương, đứng lên chào hoàng thượng e lỗi đạo với đấng Pháp vương, người mà đại vương c̣n phải cung kính đảnh lễ; xin hoàng thượng lượng thứ.

- Khá lắm! Thôi, việc đă qua, cho qua! Nhưng này, nghe nói ngươi bác lăm kim cổ, thông đạt tam tạng thánh giáo; vậy ngươi hăy vào cấm cung,  thuyết giảng giới luật cho cung phi, được không?

- Dạ… không dám! Muôn tâu hoàng thượng.

- Tại sao?

- Dạ… vào ra cung cấm hoàng triều dễ bị dư luận lên án lắm, dù là việc quốc gia đại sự hay thăm viếng thâm t́nh, tâu hoàng thượng!

- Nói thế không được! Hôm nọ gặp ta, ngươi bảo đứng lên chào hoàng thượng là lỗi đạo tông môn; nay vào cung vua th́ ngươi cho là thiên hạ đàm tiếu. Ngươi định lộng giả thành chơn, buông lời sỉ nhục đấy chắc!

- Dạ… không dám, không dám, muôn tâu hoàng thượng! Cư sĩ mà đăng đàn thuyết pháp, tụng giảng giới luật, ôm trọn chức năng của giới Sa-môn th́ khó coi lắm, e sẽ bị nặng lời chỉ trích! Xin hoàng thượng cung thỉnh một Trưởng lăo thâm uyên lo việc đó cho.

- Thôi được! Ngươi có thể lui ra.

Sau đó quốc vương cùng một sứ thần đến gặp Thế Tôn với lời thỉnh nguyện:

- Bạch Thế Tôn, hoàng hậu Ma-li-ka (Mallikà) và chánh phi Va-xa-ba-kha-ti-da (V?sabhakhattiyà) của trẫm muốn thọ tŕ giới luật. Vậy thỉnh Thế Tôn phái 500 Sa-môn thường xuyên đến hoàng triều thuyết giảng giới luật cho họ.

- Đại vương, Thế Tôn đáp, xưa nay chư Phật không thể thường xuyên đến một nơi nào.

- Vậy th́, bạch Thế Tôn, thỉnh một Tỳ-kheo.

Thế Tôn giao trách nhiệm cho Trưởng lăo A-nan. Và thế là A-nan ngày ngày đến cấm cung thuyết giảng giới luật cho hoàng hậu và chánh phi. Ma-li-ka chí tâm cầu học, nghe đâu nhớ đó, và nhất là ứng dụng giới luật vào nếp sinh hoạt hằng ngày trong cung phủ, nên quốc vương hoan hỷ lắm; c̣n Va-xa-ba-kha-ti-da th́ học hành chiếu lệ, tai nghe giới luật mà ḷng dạo hoa viên, kết quả là không nắm được phần tinh hoa, cốt tủy của giới luật.

Một hôm Thế Tôn hỏi A-nan:

- Này, A-nan, quư vị ưu-bà-di của thầy có hiểu và áp dụng được giới luật vào nếp sống hằng ngày không?

- Dạ… thưa có, bạch Thế Tôn!

- Ai đạt hiệu quả cao nhất?

- Dạ… Ma-li-ka. Hoàng hậu dốc tâm tu học nên nắm được tông chỉ của giới luật, c̣n chánh phi th́ hay giải đăi, không tha thiết mấy với cung cách điều thân, luyện tâm nên c̣n nhiều mặt hạn chế.

Nghe A-nan tŕnh bày kết quả trao truyền và hành tŕ giới luật, Thế Tôn nói:

- Này, A-nan, giới luật ta thuyết giảng, đối với những ai không tha thiết lắng nghe, không học, không ứng dụng, không truyền bá, th́ chẳng lợi ích ǵ cả; giống như một đóa hoa sắc màu rực rỡ mà thiếu hẳn hương vị ngọt ngào. H́nh thức huy hoàng mà nội dung rỗng tuếch th́ chưa được gọi là viên măn. Nhưng nếu ai chí tâm lắng nghe, học tập, ứng dụng và truyền bá giới luật th́ được công đức và phước báo vô lượng, vô biên.

Ngài đọc kệ:

Như bông hoa tươi đẹp,

Có sắc nhưng không hương,

Nói hay làm không được,

Kết quả có chi lường.

Như bông hoa tươi đẹp,

Có sắc lại thêm hương,

Nói hay và làm giỏi,

Kết quả thật vô lường.

(PC. 51-52)

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 03/31/12