T́m Hiểu Ngày Phật Đản Quốc Tế Vesak

 

Huỳnh Kim Quang

 

 

 

        Lời Dẫn        

          Cho đến nay vẫn c̣n có người chưa hiểu rơ nguồn gốc của ngày Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế Vasak là ǵ. Chính v́ thế, khi nghe nói đến Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế Vesak th́ hoặc là cảm thấy xa lạ, mù mờ, hoặc là nghi ngờ về nguồn gốc và ảnh hưởng của ngày Đại Lễ này.

          Bài viết này được viết ra với tâm nguyện giúp người đọc có thêm tài liệu và dữ kiện lịch sử về ngày Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế Vesak và cũng để cúng dường nhân mùa Phật Đản Phật Lịch 2556.

         

          Vesak Là Ǵ?

          Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, là tháng theo lịch Ấn Độ. Đó cũng là tháng đầu trong năm của lịch nước Nepal. Trong lịch quốc gia Ấn Độ, Vaisakha là tháng thứ 2 của năm, bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5. Theo lịch Ấn Độ, Vaisakha bắt đầu vào giữa tháng 4 được dùng tại Vịnh Bangal, nước Nepal, và lănh thổ Punjab. Tại Vùng Tamil Nadu, Vaisakha được biết dưới tên Vaikasi và chỉ cho tháng thứ 2 của lịch Tamil. Theo lịch Ấn Độ, Vaisakha bắt đầu với mùa trăng non vào tháng 4 và là tháng thứ 2 của năm âm lịch. Lễ ăn mừng mùa màn được tổ chức trong tháng này.

          Vaisakha Purnima (Purnima là ngày trăng tṛn) hay c̣n gọi là Buddha Purnima, là ngày lễ kỷ niệm đức Phật đản sinh theo Phật Giáo Nam Truyền. Theo lịch của Phật Giáo Nam Truyền Vesak là ngày trăng tṛn của tháng 5.

          Đại lễ Vesak, mà truyền thống Phật Giáo Việt Nam thường gọi là Đại Lễ Phật Đản, được gọi theo nhiều tên khác nhau tùy theo ngôn ngữ của mỗi quốc gia, chẳng hạn: 

          - Bangladesh gọi là: Bud-dho Purnyima hay Bud-dho Joyonti;

          - Cambodia gọi là: Vesak Bochea;

          - Trung Quốc gọi là: Fó Dàn (佛誕) hay Fāt Dàahn (Phật Đản);

          - Nepal gọi là: Buddha Purnima hay Buddha Jayanti;

          - Indonesia gọi là: Waisak;

          - Nhật Bản gọi là: Hanamatsuri (花祭) (Hoa Tế);

          - Đại Hàn gọi là: Seokka Tanshin-il (석가 탄신일, 釋迦誕身日) (Thích Ca Đản Thân Nhật);

          - Lào gọi là: Vixakha Bouxa;

          - Mă Lai Á gọi là: Hari Wesak;

          - Miến Điện gọi là: Kason Full Moon Day;

          - Tích Lan gọi là: Wesak;

          - Thái Lan gọi là: Wisakha Bucha hay Visakah Puja (วิสาขบูชา);

          - Tây Tạng gọi là: Saga Dawa (*ས་ག་ཟླ་བ།);

          - Việt Nam gọi là: Phật Đản.

          Theo Ḥa Thượng Thích Thiện Hoa trong Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ Nhất, bài thứ 2 về Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (www.quangduc.com), th́ ư nghĩa chữ đản sinh được giải thích như sau: “Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện diện của đức Phật Thích Ca trong cơi đời này, người ta thường dùng chữ đản sanh (nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cơi đời); hay thị hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt, cho con mắt trần của chúng ta thấy được); hay giáng sanh (nghĩa là từ một chỗ cao mà xuống một chỗ thấp để sanh ra).”

 

          Năm Sinh của Đức Phật

          Ngày tháng năm sinh của Đức Phật là một đề tài được nghiên cứu và thảo luận rất công phu và lâu dài của nhiều nhà sử học, học giả trong và ngoài Phật Giáo, sở dĩ như vậy là v́ ở thời đại Đức Phật người Ấn Độ không có biên niên sử đầy đủ chính thức nào được thực hiện.

          Về năm sinh của Đức Phật, có nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều vị Cao Tăng, học giả và sử gia đưa ra. Ở đây xin trưng dẫn một số tài liệu để giúp người đọc có khái niệm tổng quát.

          Theo Tiến Sĩ P. V. Bapat, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ, và là cựu Giáo Sư về Văn Hóa Cổ Ấn Độ, tiếng Pali, và Phật Giáo tại Đại Học Poona University và Fergusson College ở Poona, Ấn Độ, trong cuốn sách “2500 Years of Buddhism,” cho biết năm Đức Phật nhập niết bàn là 544 trước Tây Lịch. Như vậy năm đức Phật đản sinh là 624 trước Tây Lịch. Tiến Sĩ Bapat viết rằng:

          “Purnima hay là ngày trăng tṛn của Vaisakha có liên hệ tới ba sự kiện trong cuộc đời của Đức Phật  - Đản sinh, thành đạo và niết bàn. Niết bàn là ngày thiêng liêng nhất trong Phật lịch. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, sự kiện Phật nhập diệt xảy ra vào năm 544 trước TL. Dù các tông phái PG có biên niên sử độc lập, nhưng họ đều đồng ư lấy ngày trăng tṛn tháng 5 năm 1956 để tổ chức ngày kỷ niệm Đức Phật nhập niết bàn.” (“2500 Năm Phật Giáo,” Thích Nguyên Tạng dịch, nguồn www.quangduc.com)

          Trong cuốn “Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ,” Ḥa Thượng Thích Thanh Kiểm cũng cho rằng Đức Phật sinh năm 624 trước Tây Lịch. (www.quangduc.com )

          Ḥa Thượng Thích Thiện Hoa, trong “Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 5,” bài thứ 1 về Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ cũng nói rằng Đức Phật sinh năm 624 trước Tây Lịch: “Tuy thế, ngày nay để được thống-nhất toàn vẹn về niên-lịch Phật Giáo thế-giới họp tại Đông-Kinh năm 1952, đă thỏa thuận rằng ngày trăng tṛn tháng hai của xứ Ấn Độ (tức ngày rằm tháng tư âm-lịch) năm 624 trước Jésus Christ ra đời là ngày Đàn-sanh của Đức Phật Thích-Ca. Như vậy, tính đến năm nay (1964) th́ Đức Phật Giáng-sinh đă được 2588 năm (1964+624). Nhưng nếu chúng ta thấy ghi Phật-lịch 2508 (tính đến năm Tây-lịch là 1964) là v́ Tổng-hội Phật Giáo Quốc-Tế lấy năm nhập Niết-bàn của Đức Phật làm năm đầu kỷ-nguyên, chứ không phải lấy năm sinh (2588-80 năm đời Đức Phật =2508).” (nguồn www.quangduc.com )

          Đặc biệt, Ḥa Thượng Thích Thánh Nghiêm (Đài Loan) trong “Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ,” Chương Hai về Nguồn Gốc Thích Ca Thế Tôn, đă giải thích chi tiết hơn về các tài liệu nói đến năm sinh của Đức Phật, nhưng tựu trung Ngài cũng đưa ra quyết nghị chung của Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lấy năm Đức Phật nhập niết bàn là 544 trước Tây Lịch làm chuẩn, có nghĩa là năm sinh của Đức Phật vào 624 trước Tây Lịch. Sau đây là trích đoạn trong cuốn “Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ của Ḥa Thượng Thích Thanh Nghiêm do Thích Tâm Trí dịch:

          “Măi đến thời gian gần đây, dựa vào các tư liệu cũng như ở góc độ khảo cứu mà suy luận những ǵ có liên quan đến niên đại của đức Phật, th́ có đến bảy mươi nhà đưa ra nhiều thuyết khác nhau. Trong khi các bậc cổ đức ở Trung Quốc lại dựa vào hiện tượng tinh tú cũng như sự chuyển vận của địa cầu được ghi trong cổ sử mà ức đoàn rằng đức Phật đản sinh năm Giáp Dần, đời Chu Chiêu Vương thứ hai mươi sáu (trước tây lịch 1027 năm), và Ngài nhập diệt  vào đời Chu Mục Vương, thứ năm mươi ba (năm Nhâm Thân - trước tây lịch 949 năm). Thuyết này xin đọc “Lịch Đại Tam Bảo Kư” quyển một hoặc trong “Phật Tổ Thông Kư” quyển hai. Tuy nhiên chứng cứ của thuyết này có vẻ mù mờ khó tin. Do đó, thuyết này không được các học giả cận kim quan tâm. Có người dùng thuyết của Thiện Kiến Luật, trong Chúng Thánh Điển Kư; thuyết này khác với thuyết của Nam truyền của Thượng Tọa Bộ, và cho rằng đức Phật đản sinh trước Thiên Chúa 480 năm. Vọng Nguyệt - người Nhật Bản th́ tin vào năm được ghi trong Phật Giáo Đại Niên Biểu, tức sử dụng thuyết của Chúng Thánh Điển Kư. Nhưng lại lấy năm 485 trước Công nguyên là năm Phật nhập diệt làm kỷ nguyên Phật Giáo nguyên niên. Phất Lợi Thoát Thị (J.F.Fleet) th́ căn cứ theo sử liệu của Hy Lạp để đoán định kỷ nguyên Phật nhập diệt là trước Công nguyên 483 năm. Thuyết này có phần giống với thuyết của Chúng Thánh Điển Kư.

          “Theo truyền thuyết của Tích Lan, th́ kỷ nguyên Phật nhập diệt là trước Công nguyên 543 đến 544 năm. Hiện nay tại đại hội Thế Giới Phật Giáo Đồ Hữu Nghị lần thứ ba đă thông qua kỷ nguyên Phật nhập diệt là năm 544 trước Công nguyên, và lấy đó làm nguyên niên. Điều này được căn cứ vào văn bia hiện c̣n lưu giữ tại Ưu Đàm Da Kỳ Lợi (Udayagiri) của một vị vua nước Yết Lăng Già (kakinga) thuộc nam Ấn có tên là Ca La Tỳ La (siriKharavela Maha Meghavàhana) để suy đoán ra, và nhà sử học V.A. Smith cũng đồng ư với thuyết này.” (nguồn www.quangduc.com )

          Trước đó, trong Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần thứ nhất được tổ chức tại Tích Lan (Sri Lanka) vào năm 1950, đă thông qua đề nghị của vua nước Nepal lấy ngày trăng tṛn tháng Vesakha, tức tháng 5, làm ngày Lễ Đản Sinh của Đức Phật.

          Tại Việt Nam, trước năm 1964 các chùa và Hội Phật Giáo đều tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày Mùng 8 Tháng 4 âm lịch. Khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời vào năm 1964, thống nhất Lễ Phật Đản vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch theo quyết định chung của Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần thứ nhất năm 1950 họp tại Tích Lan và lần thứ 3 năm 1952 họp tại Nhật. Từ đó đến nay, Phật Giáo Việt Nam đều lấy ngày Rằm tháng 4 âm lịch làm ngày Lễ Phật Đản.

         

          Ngày Phật Đản Quốc Tế Vesak

          Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện các nước Bangladesh, Bhutan, Cambodia, India, the Lao People’s Democratic Republic, Maldives, Mongolia, Myanmar, Nepal, Pakistan, the Philippines, Republic of Korea, Spain, Sri Lanka, Thailand, và Ukraine đă đệ tŕnh lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc dự thảo nghị quyết công nhận Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn.

           Đến ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tṛn tháng 5 là Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật.

          Trong Nghị Quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc viết rằng, “Lời dạy của Đức Phật, và thông điệp về từ bi, ḥa b́nh và thiện tâm của Ngài đă chuyển hóa hàng triệu người… Thừa nhận ngày trăng tṛn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của người Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật.”

          Từ đó, năm 1999, đến nay, mỗi năm, tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York và nhiều nơi trên thế giới, Liên Hiệp Quốc đều tổ chức lễ kỷ niệm Đại Lễ Vesak. Đặc biệt, các nước có truyền thống Phật Giáo lâu đời tại Á Châu, mỗi năm đều theo tinh thần của nghị quyết Liên Hiệp Quốc mà long trọng tổ chức Đại Lễ Vesak, trong đó có Việt Nam vào năm 2008.

           Đây là một vinh dự lớn lao cho hàng t́ Phật tử trên thế giới, v́ duy nhất chỉ có Đức Phật mới được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuyên dương và công bố Đại Lễ Vesak hằng năm cho toàn thế giới tưởng niệm. Người Phật tử chúng ta có được vinh dự đó là nhờ tinh thần từ bi, ḥa b́nh và trí tuệ của Đức Phật chuyển hóa ḷng thù hận, soi sáng lương tri và góp phần xây dựng cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho nhân loại.

           

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 03/31/12