SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIỚI LUẬT VÀ LUẬT PHÁP; NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP BÁO

 Tâm Hạnh 

 

Để trở thành một phật tử, bước đầu, tất cả chúng ta đều phát nguyện thọ tŕ Ba Quy-y và Năm Giới (Pali: Ratanataya, panca-sila) với một vị tỳ kheo thay mặt Tăng bảo. Tuần tự, người phật tử học tập về Bố thí, tŕ giới, Nhân Quả, Luân Hồi, Mười Nghiệp đạo, duyên khởi, bốn Thánh Đế, các Ba-la-mật, v.v… để làm nền tảng và hành trang cho sự tu tập. Giữa sự quy y Tam Bảo và sự chấp thuận gia nhập đoàn thể thế tục hay tôn giáo nào đó, giữa giới luật và luật pháp thế gian, giữa năm giới và mười nghiệp đạo, giữa định luật nhân quả và nghiệp báo, khác nhau như thế nào về nội dung, h́nh thức, sự vi phạm, sám hối, mục đích của nó là những điều mà người phật tử chúng ta cần hiểu rơ. Nếu không hiểu rơ sự khác nhau đó, chúng ta sẽ không thấy được sự khác nhau giữa hạnh phúc tinh thần của người Phật tử và hạnh phúc dung tục của thế tục; nhất là không thấy được mục đích tu học theo Phật giáo. Nếu  không hiểu rơ được những giáo pháp căn bản này, tuy rằng chúng ta là những người Phật tử nhưng sẽ dễ dàng tu học lệnh hướng và tất nhiên sẽ đưa đến những kết quả ngoài Phật giáo. Đức Phật dạy: “Hạt lúa ḿ được đặt đúng hướng sẽ làm thủng vào ngón tay. Nếu không được đặt đúng hướng, hạt lúa ḿ sẽ không làm thủng vào ngón tay.” (kinh Tăng chi_phẩm Hạt lúa ḿ_ T. Minh Châu)

Có khi, chúng ta đă từng suy nghĩ hay nghe: “Đạo nào cũng tốt, cũng dạy làm lành bỏ dữ”. Nếu chỉ dừng ở chổ làm lành lánh dữ th́ chỉ cần luật pháp của quốc gia, chẳng cần sự có mặt của đạo đức tôn giáo. Nếu chỉ cần làm điều thiện để được hưởng khoái lạc ở cơi trời, cơi người th́ các tôn giáo khác cũng có, và giáo pháp do Đức Phật chúng ngộ và giảng dạy đă không xuất hiện ở đời. Đây là những điều mà người Phật tử chúng ta cần ghi nhận.

Sống giữa thế giới này, có biết bao hiện tượng tự nhiên mà chúng ta không thể giải đáp; biết bao sự lo sợ, đau khổ từ bản thân, xă hội hay thiên nhiên mà chúng ta không thể vượt qua; biết bao hạnh phúc, b́nh an mà chúng ta không thể giữ được. Để mưu cầu hạnh phúc bằng cách bảo vệ hay phát triển quyền lợi và địa vị của ḿnh hay do những thế lực khác bắt buộc, chúng ta gia nhập vào những đoàn thể thế tục nào đó.Sự gia nhập những tôn giáo khác, ngoài những lư do phổ thông như trên, c̣n là từ sự sợ hăi trước thế lực của thiên nhiên, mục đích để cầu mong sự che chở; hay chấp nhận sự phán quyết của các Thần Linh, Thượng Đế theo tôn giáo ấy để an tâm lập mệnh.

Khác hẳn với hai trường hợp trên, người Phật tử bằng sự hiểu biết trí thức, tự nguyện quy-y Tam Bảo với ư nghĩa:

Quy-y Tam bảo: là trở về (gacchati) nương tựa (Saranà) nơi ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Lấy ba ngôi báu hay ba điều quư báu (Ratanataya) làm tôn chỉ, làm mục đích, làm kim chỉ nam cho nếp sống tinh thần của ḿnh.

Mục đích đời sống của con người là hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không thể có được khi con người làm nô lệ cho vô minh, tà kiến chấp thủ, ái dục. Hạnh phúc không thể có khi con người c̣n nô lệ cho niềm tin mù quáng. “Tự buộc ḿnh phải tin tưởng và chấp nhận một điều ḿnh không hiểu ǵ hết, là một thái độ chính trị, không phải thái độ tâm linh hay trí thức.”_Đức Phật dạy những ǵ_W.R_N.S Trí Hải dịch_(To force oneself to believe and to accept a thing without understanding is political, and not spiritual or intellectual._What the Buddha taught_Walpola Rahula)

 “Khát ái không chỉ là ham muốn, bị trói buộc vào khoái lạc giác quan, tài sản, quyền lực, mà c̣n là ham muốn, bị trói buộc vào những tư tưởng, lư tưởng, quan điểm, lư thuyết, khái niệm và niềm tin (dhammatanhà, pháp ái). Theo sự phân tích của Phật, tất cả tranh chấp trên đời, từ gây gỗ trong gia đ́nh cho đến đại chiến giữa các quốc gia, đều có gốc rễ ở khát ái này. Theo quan điểm ấy, mọi vấn đề kinh tế, chính trị và xă hội đều có cội rễ là ḷng tham vị kỷ. Những chính khách muốn dàn xếp những tranh chấp quốc tế mà chỉ bàn chiến tranh và ḥa b́nh trong lănh vực chính trị, kinh tế là chỉ chạm cái vỏ ngoài, không bao giờ động đến cội gốc đích thực của vấn đề. Như Phật đă dạy tôn giả Ratthapàla: "Thế gian thiếu thốn, khát khao và nô lệ cho dục vọng (tanhàdàso)." (Đức Phật dạy những ǵ_Walpola Rahula_N.S Trí hải dịch)

Muốn thoát khỏi những trói buộc đó, con người cần phải trở về sống sáng suốt, định tỉnh, trong lành, nghĩa là trở về nương tựa nơi Phật (sáng suốt, tỉnh thức), Pháp (định tỉnh, chân thật), Tăng (trong lành, ḥa hợp), v́ đó là ba điều kiện quư báu và đầy đủ hơn cả cho hạnh phúc đích thực của con người.

Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú 160: “Ta là nơi nương nhờ của ta, không ai khác là nơi nương nhờ của ta được, khi ta đă thuần tịnh th́ đó là nơi nương nhờ hy hữu.” Như vậy, đức Phật đă khẳng định quy-y Tam Bảo chính là tự quy-y vậy.

Quy-y Phật có hai phương diện:

1.                 Quy y Bậc đă hoàn toàn giác ngộ, nghĩa là nhận Đức Phật là bậc Thầy hướng đạo.

2.                 Quy y đức tính giác ngộ nơi chính ḿnh, nghĩa là luôn sống sáng suốt, tỉnh thức trong hành động, lời nói và ư nghĩ, không mê muội buông lung theo vô minh, tà kiến chấp thủ, và ái dục.

Quy-y Pháp có hai phương diện:

1.                 Quy-y giáo pháp đức Phật. Giáo pháp được đức Phật khéo thuyết giảng. Pháp ấy có đặc tính: thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, hăy trở lại mà thấy, hướng thượng, bậc trí tự ḿnh chứng ngộ.( Trung bộ kinh)

2.                 Quy-y thực tại chân lư ở chính ḿnh.

Quy-y Tăng có hai phương diện:

1.                 Quy-y chúng tăng là noi theo gương các bậc xuất gia có đời sống theo đoàn thể thanh tịnh và ḥa hợp, thể hiện bốn đức tính: thiện hạnh, trực hạnh, ứng lư hạnh, và chánh hạnh đang hành tŕ theo chánh pháp.

2.                 Quy-y những đức tính trong lành quư báu nơi chính ḿnh như chúng tăng đă và đang đạt được.

Như vậy, quy-y Tam Bảo không phải là nương nhờ vào sự ban ơn giáng phúc hay cứu rỗi của Phật, Pháp, và Tăng. Quy-y Tam Bảo không phải là quy-y với một vị thầy hay với một ngôi chùa nào cả. Một vị thầy xứng đáng, một ngôi chùa quy củ có thể sách tấn chúng ta luôn tự quy-y Tam Bảo. Một vị thầy có thể sai, một ngôi chùa có thể sụp đổ, c̣n quy-y Tam Bảo là sự hành tŕ từng giây từng phút không thể nào thiếu được. Chứng điệp quy-y chỉ có giá trị tượng trưng, không thể thay thế được chính tự quy-y, không thể để thờ hay để đốt theo khi chết hầu Diêm Vương xá tội. Không phải sau khi được làm lễ truyền thọ Tam Quy, Ngũ Giới là đă trở thành người Phật tử. Chỉ khi nào Tam Quy, Ngũ Giới được hành tŕ nghiêm chỉnh th́ mới xứng đáng là người Phật tử. Quy-y xong mà vẫn sống theo mê tín, tin theo tà giáo, sống buông lung, phóng dật, thất niệm, hành động nói năng bất chính th́ gọi là mất Tam Quy.

Nếu có chuyên cần thọ tŕ quy giới, nhưng có khi được, khi mất th́ gọi là Tam Quy nhơ đục, phải thường tự ăn năn sám hối, thọ tŕ quy giới lại. Theo truyền thống Phật giáo, mỗi nữa tháng Phật tử phải đến chùa để sám hối, thọ tŕ quy giới lại và nghe pháp để tự nhắc ḿnh hành tŕ quy giới nghiêm túc hơn. Nếu không có chùa th́ người phật tử tự sám hối và đọc quy giới trước bàn thờ Phật trong nhà. Người căn cơ cao có thể luôn tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác th́ khi thất niệm, chỉ cần tỉnh thức trở lại là đầy đủ Tam Quy.

Tóm lại, Tam Quy là luôn luôn tự ḿnh tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, để giữ thân, khẩu, ư của ḿnh sáng suốt (quy-y Phật), định tĩnh (quy-y Pháp), trong lành (quy-y Tăng).

Một người đă vững bước trong sáng suốt, tỉnh giác, định tỉnh, chánh niệm và trong lành tinh tấn, người ấy được gọi là “Tịnh tín bất động nơi Tam Bảo”, đă thấy đó là lẽ sống đích thực của ḿnh, đă nhận ra nguồn chân hạnh phúc, Đức Phật gọi đó là người đă nhập ḍng thánh, đă thấy rơ Tam Bảo nơi chính ḿnh. Đó là ư nghĩa đích thực của quy-y.

Luật pháp thế gian được xây dựng theo luân lư, đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán và quan điểm chính trị của chính quyền đại diện cho nhân dân ở đất nước đó. Hay nói cách khác, luật pháp nhằm khống chế, quản lư những đối tượng phản động, nguy hiểm, bất chính theo nhận thức, chủ trương, khái niệm của nhân dân và chính quyền ở địa phương đó. Như vậy, luật pháp thường mang tính cách địa phương, đúng hay sai, tốt hay xấu theo quan điểm chính trị, chủ quan, cục bộ, ḥan cảnh, chỉ có giá trị ở nước này, nhưng vô giá trị ở nước khác. Có khi, ngay trong một nước, tỉnh này, làng này, luật lệ cũng khác với tỉnh khác, làng khác. Hay nói cách khác, luật pháp được xây dựng trên quyền lợi của số đông, nhất là số đông có quyền lực chính trị chi phối xă hội đó và bị giới hạn bởi không gian, thời gian, đối tượng và trường hợp. Do tiêu chí đó, luật pháp có khi rất công bằng với số người này, nhưng bất công với số người khác theo quan điểm xă hội. Mục đích của Luật pháp là đem lại sự cân bằng ổn định, đồng thời bảo vệ đời sống hạnh phúc của những người theo quan niệm của xă hội đó. Nếu ai làm ngược lại, vi phạm th́ có chiếc c̣ng và nhà tù hay cái chết dành cho họ. Trên lư thuyết, luật pháp b́nh đẳng với tất cả mọi người nhưng trên thực tế mọi người không bao giờ b́nh đẳng trước pháp luật.

Khác với luật pháp thế gian, Giới luật của Phật giáo, được xây dựng trên từ bi và trí tuệ hiểu biết về nhân quả, nghiệp báo nên không bị giới hạn hạn bởi không gian, thời gian, trường hợp và luôn b́nh đẳng với mọi đối tượng. Tuy rằng khi chế định giới luật, Đức Phật có dựa trên nền tảng xă hội, văn hóa đương thời nhưng mục đích chú trọng sự giáo dục để phát triển khả năng đạo đức tốt đẹp nhất của con người, đem lại hạnh phúc thật sự  cho con người và từng bước đưa họ vào thánh đạo. Do đó, muốn hiểu giới luật của Phật giáo th́ phải biết rơ về định luật nhân quả, nghiệp báo. (xin xem Câu xá luận_phẩm Nghiệp).

Nhân quả và nghiệp báo khác nhau. Có khi có nhân quả mà không có nghiệp báo. Định luật nhân quả là tự nhiên, tất yếu, không thể chấm dứt nó được nhưng nghiệp báo th́ ta có thể chấm dứt, giải thoát nó được. Muốn hiểu rơ về nhân quả nghiệp báo, chúng ta cần phải biết về những kiến thức giáo pháp cơ bản sau đây:

   Những định luật của vũ trụ: có những định luật, những quy luật vận hành vũ trụ, chúng tương quan mật thiết với nhau và chi phối toàn bộ đời sống con người cùng vạn hữu. Những định luật, quy luật này mâu thuẫn nhau, tương tác nhau đă sinh ra vô vàn hiện tượng khác nhau như hữu t́nh, vô t́nh, trời đất, vũ trụ v.v…

  Những quy luật ấy được Đức Phật giới thiệu phổ quát bằng năm định luật (niyàma):

1.    Thế giới vật lư vô cơ (utu-niyàma): quy luật vận hành trong thế giới tự nhiên, tạo ra những hiện tượng nắng mưa, ngày đêm, nóng lạnh, bốn mùa do ảnh hưởng của mặt trời, mặt trăng, tinh tú đến sông biển ao hồ, tác động đến con người, cây cối, vạn vật.

  Trong định luật thuộc vật lư vô cơ này cũng xảy ra theo tiến tŕnh nhân quả nhưng không có nghiệp báo. Như do hiện tượng El Nĩno mà băo lụt động đất, hạn hán xảy ra khắp nơi. Nguyên nhân là do nạn phá rừng, khí thải công nghiệp mà nhiệt độ trái đất tăng lên, phá vỡ tầng ozon, môi trường sinh thái bị nhiễm độc… Gần hơn có những nhân quả rất cụ thể như trời nóng th́ đổ mồ hôi, lạnh th́ rét, mưa nhiều sinh lụt, không khi giăn nở tạo ra gió…

2.    Thế giới sinh vật lư hữu cơ (bija-niyàma): quy luật tác động trong thế giới tế bào của những động vật và thực vật, có cả con người. Do những định luật này, những nhà khoa học đă t́m ra giống loại như DNA, di truyền, gène… kể cả những công nghệ sinh học. Do quy luật này mà giống nào sinh giống ấy, hạt cam sinh cây cam, hạt lúa có từ cây lúa. Gène di truyền trong việc thụ thai hai trẻ sinh đôi giống nhau nhưng khác tính t́nh v.v…

Trong thế giới này, tiến tŕnh nhân quả xảy ra rất đa dạng và phức tạp. Nền công nghệ sinh học muôn biến đổi gène động vật, thực vật là dựa vào quy luật này… do sự lai tạo, mướp đắng không đắng nữa mà lớn như quả bầu, các loại lúa chịu hạn, bắp cho nhiều hạt, một loài người thông minh hơn. Cả hai loại đinh luật này tương tác, ảnh hưởng qua lại nhau để xảy ra tiến tŕnh nhân quả khác. Ví dụ: chết v́ rét, v́ đói, v́ bị nhiễm độc, v́ bội thực v.v… thế giới vật lư tác động lên thế giới sinh lư (cơ thể) nên xảy ra như vậy.

3.    Pháp (Dhamma-niyama): quy luật chi phối vạn pháp như âm dương, ngũ hành, luật hấp dẫn, ly tâm, điện từ, phản ứng sinh lư hoá, luật bảo toàn năng lượng, trường sinh học, kể cả những hiện tượng siêu h́nh như lúc bồ tát giáng phàm, thành đạo, khi Đức Phật Niết Bàn.

  Lănh vực này rất bao la, khoa học cũng chưa t́m kiếm ra hết, có chăng chỉ mới là những bước khám phá ban đầu. Định luật này xảy ra trong tiến tŕnh nhân quả trong pháp giới. Luật này dễ kiểm chứng như trong phản ứng hoá học. Cho chất này vào th́ nước sôi lên, nhưng là chất khác th́ nước đổi màu v.v… âm dương hút nhau, dương dương hay âm âm th́ đẩy nhau (nam châm hút sắt), ngũ hành tương sinh, tương khắc v.v… đều là nhân quả. Tuy nhiên, trong pháp giới c̣n có những định luật nhân quả rất huyền nhiệm như khi Bồ tát đản sinh th́ địa cầu chuyển động, người bị thôi miên, mộng du di chuyển trong thế giới 4 chiều.

4.    Tâm (citta-niyama): định luật về tâm, tâm lư như ư niệm, ư tưởng, tưởng tượng, hồi ức, trí nhớ, tư tưởng, trực giác v.v… Những trạng thái tâm lư, những yếu tố nội tâm diễn tiến theo tŕnh tự nhân quả tương quan đưa đến phán đoán, nhận thức, suy luận, chi phối sinh hoạt hữu thức hay vô thức của con người đều thuộc lĩnh vực của định luật này. Những hiện tượng thần giao cách cảm, biết quá khứ vị lai, thiên nhăn, thiên nhĩ, tha tâm thông đều từ định luật này.

     Nhân quả trong các định luật về nhân quả cũng không phải là nghiệp báo. Khoa tâm lư học phương Tây có cả một môn học chuyên sâu để nghiên cứu, đào xới mảnh đất bí hiểm này. Tất cả những cái gọi là kư ức, phán đoán, tưởng tượng, t́nh cảm, nhận thức v.v… đều nằm trong quy luật nhân quả. Chính giấc mộng, sinh hoạt vô thức, bệnh tâm thần, stress, họ cũng t́m ra quy luật và giải mă nó để t́m phương pháp chữa trị. Những hiện tượng như thuật thôi miên, thần giao cách cảm, truyền đạt tư tưởng, t́m ra mộ người thân, chữa bệnh bằng tư tưởng v.v… đều là nhân quả của tâm. Điều này, các tôn giáo Đông phương đă thực đi trước bằng các khả năng thiên nhĩ thông, thiên nhăn, tha tâm thông v.v… Có những ví dụ gần gủi và thực tế như:

a.   Khi tâm định th́ phát sinh hỷ lạc.

b.  Khi các tâm sở thiện có mặt th́ thân tâm thư thái nhẹ nhàng, an vui v.v…

c.   Khi các tâm sở bất thiện có mặt th́ thân tâm ta nặng nề, bất an, nóng nảy, tŕ trệ, bộp chộp, bất an v.v…

d.   Khi thấy người thân qua đời th́ buồn chảy nước mắt.

e.  Thấy rắn th́ sợ.

f.    Trúng số th́ vui.

g.  Bị phỉ báng, nhục mạ th́ buồn khổ

h.  Nếu thường làm các việc ác th́ thường thấy cảnh chiến tranh hay mộng dữ v.v… Tâm và pháp tương tác nhau để sinh ra các tâm lư chủ quan “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

5.    Định luật về nghiệp (kamma-niyàma): định luật về nghiệp báo, nói đủ là nhân quả nghiệp báo. Khi nói đến nghiệp báo th́ phải có tác nhân của nghiệp và kết quả của nghiệp.

   Chính ở đây mới nói đến nghiệp báo, sự chi phối của nghiệp báo và thoát khỏi nghiệp báo. Ta có thể dẫn nhiều ví dụ: Ta làm một việc xấu ác bị người khinh ghét và bị tù tội.

   Phân tích: làm việc xấu ác là nhân, bị người khinh ghét, bị tội tù là quả. Do biết lẽ nhân quả nên ông A nhẫn chịu sự đau buồn xảy ra mà tâm không hề oán trách, than van sầu muộn hay sinh tâm ác, hay hận thù với ai. Đây là trường hợp có nhân có quả nhưng không có nghiệp báo.

   Ông B th́ trái lại, cho nên cái quả khinh ghét hoặc tội tù ấy càng gia tăng, có thể dẫn đến những hành động hoặc ư nghĩ sai lầm khác nữa. Ông B bị nghiệp báo chi phối.

Qua ví dụ trên, ta biết rơ, quyết định về nhân hay về quả của nghiệp báo chính là tâm niệm, ư tưởng, ư chí (cetanà_tư tâm sở) là tâm sở chủ động các trạng thái tâm lư.

   Trong 5 định luật trên, 4 định luật đầu là định luật tự nhiên, chúng xảy ra theo tiến tŕnh nhân quả nhưng không theo nghiệp báo. Định luật thứ 5 này mới xảy ra theo nhân quả nghiệp báo. Những hành động và phản ứng tâm lư có ư thức, mang tính đạo đức, luân lư (thiện, bất thiện, bất động) mới tạo ra báo ứng của nghiệp. Đây là những quyết định, những chủ đích, những hành động có đầu tư ư chí của mỗi cá nhân. Tuy là nghiệp riêng biệt (biệt nghiệp) của cá nhân, nhưng nó có ảnh hưởng đến toàn bộ xă hội và nhân loại (cộng nghiệp).

Theo Abhidhamma của Phật giáo, sự hoạt động của tâm tùy thuộc hai điều kiện là giác quan (căn) và đối tượng của chúng (trần) mà tạo ra sự nhận thức (thức). Trong khi đó, sự duy tŕ, hoạt động, và phát triển sắc thân của chúng ta dựa vào bốn điều kiện là nghiệp, tâm, thời tiết (môi trường), và thức ăn. Trong đó, nghiệp chỉ là một trong bốn. Chúng ta buồn bực, giận hờn th́ thân thể sẽ mệt mỏi, suy nhược. Ra ngoài trời lạnh mà không giữ ấm th́ chúng ta sẽ bị bệnh. Chúng ta ăn uống không điều độ, thực phẩm không tốt sẽ bị bệnh.Trong những trường hợp này, không liên quan ǵ đến nghiệp cả mà chúng chỉ là sự tương quan nhân quả.

Như vậy, chúng ta phải biêt rơ đâu là nhân quả khách quan, đâu là nghiệp báo chủ quan. Cả 4 định luật đầu đều xảy ra theo tiến tŕnh nhân quả. Phạm vi của chúng rất rộng lớn. Nếu chúng ta không thấu triệt đễ sinh ra ngộ nhận, cái ǵ cũng đổ thừa cho nghiệp th́ oan cho ba đời chư Phật.

Dù đức Phật có ra đời hay không th́ 4 định luật trên đều chi phối vạn vật. Đức Phật không hề dạy tu tập để chấm dứt các định luật ấy. Giáo pháp và giới luật do Đức Phật dạy để giúp ta không tạo nghiệp ác và giải thoát nghiệp báo ở định luật thứ năm. Nhưng ta cần phải thấu rơ các định luật ấy để không bị đau khổ, sợ hăi v́ không hiểu biết chúng.

Nếu là nhân quả tự nhiên th́ nó máy móc, khách quan, lạnh lùng theo quy luật của vũ trụ, nhưng nhân quả nghiệp báo th́ c̣n do tâm quyết định. Chính ở nơi tâm mới nói đến tâm nhân và tâm quả. C̣n có cả triệu định luật khác không được gọi là nhân mà chỉ là duyên, thuận hay nghịch tác động, ảnh hưởng lên nhân ấy. (Tham khảo chương Nghiệp báo_Đức Phật và Phật Pháp_Narada_Phạm kim khánh dịch) 

 

Tâm Hạnh

 

(c̣n tiếp một kỳ)

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 03/30/12