BẢo vỆ mẮt trưỚc tác hẠi

cỦa máy vi tính

 

Bs. Đỗ Châu Oanh, O.D.

 

 

 

Xài vi tính có hại cho mắt không? Vi tính có làm cho tăng độ, cận thị nặng hơn không?

 

Theo American Optometric Association (AOA) th́ xử dụng vi tính thuờng đưa tới một số những triệu chứng phức tạp ảnh huởng đến mắt và nhăn quan. Làm việc hằng ngày, học hành, hay chơi game trên máy vi tính đều mang lại nguy cơ hại cho mắt y như nhau.

Phần nhiều những triệu chứng thường được người ta than phiền nhiều nhất khi dùng vi tính là nhức đầu nhất là nhức hai bên thái dương và trước trán, nhức mỏi mắt, mắt xốn nhậm đau như có hạt bụi duới mí, mắt lúc nào cũng đỏ ngầu, nước mắt tuôn chảy không ngừng, mắt khô khó chịu, mí mắt bị giựt, mí mắt bị sụp, chữ trên màn ảnh bị mờ không thấy rơ, chữ số bị nhầm lẫn, và khi nh́n lên mọi thứ chung quanh và xa xa cũng đều bị mờ phải chớp mắt liên tục một hồi mới rơ lại; đôi khi có người c̣n than nh́n mọi thứ thành hai (double vision).

Những triệu chứng này thường được gom chung vào gọi là Computer Vision Syndrome (CVS), người ngồi trước máy vi tính một thời gian lâu dài đều ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của những triệu chứng này làm cho khó chịu, không làm việc lâu và hiệu quả được v́ mắt quá mệt mỏi. Tất cả những màn ảnh vi tính gọi là video display terminal (VDT) đều có thể làm cho người xử dụng có những triệu chứng này, hại cho mắt, cũng như nhiều triệu chứng khác nữa mang hại đến cho những phần cơ thể khác như xương cổ, bả vai, bàn tay gơ phím, gân cốt ở khuỷu tay. Tất cả những tác động vi tính gây tạo cho xương và gân cũng được gom chung gọi là Cumulative Trauma Disorders (CTD) hay Repetitive Strain Injuries (RSI).

Một nghiên cứu mới đây của NIOSH (National Institute for Occupational and Health) của CDC (Center for Disease Control) cho biết 22 % người dùng vi tính bị các chứng CTD và 50-90% đều có kinh qua những triệu chứng CVS tùy mức độ nặng nhẹ, loại máy vi tính xử dụng và tùy thời gian họ ngồi trước máy vi tính.

Một nghiên cứu khác của AOA phỏng vấn các bác sĩ nhăn khoa cho biết hằng năm tại nước Mỹ có khoảng 10 triệu cuộc khám mắt tổng quát liên quan chủ yếu và duy nhất đến việc xài vi tính, 14% của tất cả những cuộc khám là do xử dụng vi tính mà người ta phải lấy hẹn đến khám mắt.

Cho dù đau mắt v́ xử dụng vi tính không nguy hiểm chết người, nhưng nó làm người ta khó chịu, giảm hiệu quả cho công việc làm cũng như gây khó khăn và giảm chất lượng của cuộc sống. Hầu hết những triệu chứng này thường chỉ tạm thời, không đưa lại hậu quả cố định lâu dài; chỉ cần họ nghỉ ngơi không dùng máy vi tính nữa, họ sẽ không c̣n bị đau đầu, đau mắt… Nên đôi khi cũng khó chẩn đoán bệnh liên quan đến việc xử dụng vi tính. Và cũng c̣n tùy vào thời gian ngồi trước máy, nhu cầu của công việc, loại máy vi tính xử dụng, ánh sáng trong pḥng làm việc, môi trường chung quanh, và chất lượng và độ của cặp kính bạn đang đeo.

Sau đây là một số nguyên tắc nên tuân theo khi xử dụng máy vi tính để bảo vệ cho cặp “cửa sổ của linh hồn”. Tất cả những tiêu chuẩn (ergonomic standards) dưới đây đều do cơ quan American Optometric Association tại St Louis, Missouri đưa ra:

·   không nên đặt máy vi tính gần cửa sổ hoặc ngược sáng, càng ít ánh sáng rọi thẳng vào màn ảnh càng tốt để tránh sự chói ḷa (glare) và phản chiếu (reflection) của màn ảnh; ánh sáng thiên nhiên hay từ đèn điện nên được rọi từ trên xuống thay v́ rọi ngang vào máy

·   nên dùng màu chữ đậm trên nền trắng (negative contrast), dễ nh́n và nhận rơ hơn

·   khoảng cách và độ nh́n từ mắt xuống màn ảnh rất quan trọng:

- khoảng cách của tầm nh́n: 20-28 inches (50-70 cm)

- độ nh́n xuống: 15 độ

- ghế ngồi phải cao hơn để mắt nh́n xuống và hai tay trên bàn phím cũng hơi tḥng xuống chứ không ngang với mặt bàn

  • kính bạn đeo (eyeglasses hay contact lenses) phải cho đúng độ; cho dù độ hơi kém một chút cũng đủ để làm mắt mỏi mệt; những người lớn tuổi đeo kính nhiều tṛng (bifocals, trifocals, progressive) đôi khi phải có kính riêng chỉ để xài lúc làm việc với vi tính.

·   Cho nên rất quan trọng trong việc khám và đo độ kính cho chuẩn, cho đúng. Cơ quan AOA khuyên nên khám mỗi năm một lần. Mỗi lần đi khám, nên cho bác sĩ biết những nhu cầu vi tính của ḿnh, và thảo luận với bác sĩ những biện pháp khác nhau để bảo vệ mắt.

  • Các bác sĩ nhăn khoa của Mỹ thường khuyên bệnh nhân phải biết về Visual hygienes. Visual Hygiene dịch nôm na ra là vệ sinh cho mắt. Nhưng không phải là rửa sạch mắt, mà là là biết cách giữ ǵn, và bảo vệ mắt trong lúc làm việc với vi tính, đọc sách, học bài, chơi game, hoặc cả lúc lái xe, xem TV, v.v… Trong đó một cách bảo vệ mắt quan trọng khi dùng máy vi tính là cố gắng nhớ đừng “locked in” hay “căng quá” vào máy vi tính từ giờ này qua giờ nọ. Mỗi nửa tiếng nên cho đôi mắt rời màn ảnh, làm một công việc ǵ khác chừng hai đến năm phút rồi trở lại với màn ảnh. Hay cũng có thể nhắm mắt và relax chừng 20 giây mỗi nửa tiếng. Khi đau ốm, không khỏe trong người không nên xài vi tính nhiều.

·   Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc nhỏ mắt nếu bị khô hay bi nhậm, nhất là người lớn tuổi

 

Và cuối cùng câu hỏi mà ai cũng muốn biết là vi tính có làm cho mắt cận thêm không?

Yes, cũng có phần đúng. Nhưng hầu hết mọi việc làm cần nh́n gần (near work) như vi tính, đọc sách, học và làm bài vở, thêu thùa may vá, v.v… đều có thể tăng độ cận thị, chứ không chỉ riêng vi tính mới làm bạn cận hơn.

Những người bị viễn thị và lăo thị cũng thế, độ tăng dần với năm tháng và tuổi tác, nên cho dù bạn có xài vi tính hay không đi chăng nữa th́ đến cái tuổi nào đó, mắt bạn cũng sẽ yếu đi và bạn cũng sẽ cần đeo kính.

 

Cả triệu triệu người xài vi tính hằng ngày, từ đứa bé hai tuổi đă có thể xem phim trên ipad, đứa con trai 4 tuổi đă chơi game rất giỏi trên điện thoại của mẹ nó, cho đến ông già bà cả phần đông bây giờ cũng biết email liên lạc với nhau bằng vi tính.

Cha mẹ nên hạn chế phần nào video games của con cái.

Nói chung vi tính không gây nên đui mù, nhưng xài vi tính mà không biết cách bảo vệ mắt và thân thể sẽ đưa đến nhiều triệu chứng khó chịu cho mắt, cho tay, cho vai, cho đầu, và cho toàn thân nữa.

 

BS Đỗ Châu Oanh, O.D.

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 03/31/12