VUI THAY BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG

XAN THAM ĐOẠN TUYỆT,

MƯỜI PHƯƠNG AN LÀNH

 Tịnh Minh soạn dịch 

 

Truyện kể rằng tại thị trấn Thịnh Đường (Jaggery), cách thành Vương-xá không xa, có một phú ông vang danh giàu có nhưng khét tiếng bủn xỉn nên quần chúng gọi ông là lão gia Chí Kiệt Kô-xi-da (Nigardly Kosiya). Lão không bao giờ cho ai một hạt đậu, hạt mè; thậm chí vợ con trong nhà, gia nhân phục vụ, và ngay cả bản thân lão cũng phải tách bạch khẩu phần theo kiểu đo lọ tương ớt, đếm củ dưa hành. Kết quả là cái gia sản kết sù của lão chả có ý nghĩa gì, chẳng mang lại cho ai trong gia đình một chút tự hào hãnh diện, mà chỉ gây nghẹn ngào u uất như một ngục tù đầy dẫy âm binh.

Một sáng tinh mơ, trời trong gió mát, bốn bề vắng lặng, cảnh vật êm đềm và thanh thoát làm sao! Đức Thế Tôn xả thiền sau một thời khởi tâm đại bi, vận dụng Phật nhãn quán chiếu thế gian, thấy ngay vợ chồng phú ông đang trầm ngâm suy nghĩ bên ánh đèn leo lét trong chốn cô phòng. Họ tận dụng từng giờ từng phút để tích lũy lương thực, tàng trữ châu báu, nhưng lại khép kín tâm hồn đến lạnh lùng xơ cứng. Động lòng từ ái, Thế Tôn chờ dịp khai mở trí tuệ, khơi mầm thiện căn cho họ đến gần với chánh pháp.

Ngày hôm sau, Chí Kiệt đến hoàng cung hầu hạ quốc vương, trải thân qụy lụy hoàng gia để có được chút danh bá hộ. Rồi trên đường về nhà, Chí Kiệt thấy một gã ăn mày đang cạp chiếc bánh gai gần nát cả lá. Thế là dịch vị trong người lão cứ rần rần tiết ra, làm cho lão nuốt nước bọt liên hồi mà chả chế ngự được cơn thèm khát. Khi về tới nhà, lão ngồi phịch xuống ghế, đăm chiêu suy nghĩ:

- Nếu bảo ta muốn ăn bánh gai thì bao nhiêu người trong nhà cũng sẽ nhao nhao mong ngóng bánh gai, và thế thì hao tốn lắm! Gạo mè đường nếp đâu mà chịu cho xuể!  Phải nhịn thôi!

Chí Kiệt đi tới đi lui để hàng phục cơn đói, và nhất là để tìm ra kế sách ăn bánh một mình. Thời gian lặng lẽ trôi qua, cơn đói bức bách đến nỗi da thịt Chí Kiệt bỗng dưng đổi sắc vàng khè, gân cốt nổi lên ngoằn ngoèo như đàn giun lãi rục rịch trên bó rạ khô. Lão vội vã vào phòng, quăng mình trên chiếc giường gỗ, tâm trạng lo sợ thất thoát tài sản còn hơn là sợ ai biết mình thèm ăn bánh gai.

Thấy chồng nằm úp mặt xuống giường, chốc chốc lại thở dài nghe não nuột. Người vợ đến ngồi trên mép giường, đưa hai tay xoa xoa lưng chồng, an ủi:

- Mình nghe em nói này. Có chuyện gì vậy?

- Chả có chuyện gì cả!

- Quốc vương có đòi hỏi gì nữa không? Chơi thân với bọn vua quan có lúc sẽ đi ăn mày hay mang gông vào cổ nghe anh!

- Suỵt!? Câm mm. Nói năng by b có ngày mt lưỡi c đám!

- Vậy thì con cái và đám gia nhân có đứa nào tiêu xài tùy tiện, làm phiền anh không?

- Không có gì cả, mệt bà quá!?

- Anh đừng giấu em! Không có gì cả thì tại sao nom anh khốn khổ thế này! Da thịt bỗng dưng vàng khè, gân cốt nổi lên lố nhố trông phát ớn! Hay là anh thèm khát thứ gì? Một vợ sáu con chưa vừa hả?

Chí Kiệt nằm im bất động. Nỗi lo sợ hao hụt tài sản khiến lão không nói nên lời.

Dằn lòng hết nổi, người vợ thét lên:

- Nói! Ông mê con nào? Mt hp rượu ngon không dám dính môi nhưng sn sàng dâng c hương ha t đường này cho nó phi không?

- Bà sao! Nói nho nh có được không! Vâng, tôi thèm lm! Chí Kit va nói va nut nước miếng ừng ực.

- Thèm thứ gì? Ông nai lưng ra làm giàu để được chết đói chết khát hả?

- Ước gì bà cho tôi một chiếc bánh gai. Lão nói với đôi môi như mếu.

- Tại sao ông không nói là ông thèm ăn bánh gai? Ông nghèo khổ lắm hả? Ông mằn tro mò trấu không ra bánh gai hả? Ông mang danh Chí Kiệt là phải lắm! Được rồi, tôi sẽ làm bánh đãi cả làng cho ông xem.

- Ơ kìa! Chí Kit ngi pht dy. Bà khùng h? Vic gì phi quan tâm đến h! Tay làm hàm nhai! Qung đại t bi cũng b tù! Bà hiu chưa?

- Vậy thì  ít ra cũng vui vẻ với bà con chòm xóm chứ?

- Đánh chết cái nết không chừa! Cái tật hoang phí của bà khó ưa lắm!

- Thế mọi người trong nhà này ngồi nhìn ông ăn bánh. Họ là gỗ đá trơ trơ, không có cảm xúc!

- Nữa! Bà tht s không hiu thế nào là ba bãi, vung vít!

- Vậy con cái của ông thì sao? Chẳng lẽ cha ăn bánh, con liếm lá!

- Chúng dùng cơm canh rau đậu như thường lệ là được rồi.

- Còn tôi đây?

- Bà ấy à! Kh quá! Ti sao bà phi k hết người này đến người n?

- Thôi được!? Tôi ch làm mt cái cho ông va lòng.

- Nhưng coi chừng chứ chúng nó sẽ thấy bà làm bánh trong nhà. Tốt nhất là đem một ít gạo nếp sữa mật, nồi niêu xoong chảo với ba cục gạch lên sân thượng là ổn. Bánh làm xong là tôi ăn liền, khỏi ai thấp thỏm dòm ngó gì cả.

Để vừa lòng chồng, người vợ đem các thứ cần thiết lên lầu bảy, đóng cửa cài then, cấm con cái và gia nhân lên xuống, âm thầm nhóm lửa làm bánh cho lão gia Chí Kiệt.

Sáng hôm đó Thế Tôn bảo Trưởng lão Mục-kiền-liên (Moggallìna) đến thành Vương-xá khất thực, tìm cách gặp vợ chồng Chí Kiệt đang nấu bánh trên lầu cao, thuyết giảng cho họ biết thế nào là vô ngã, vô thường, vị tha và nội kết; xong, bằng thần thông diệu lực, đưa họ đến tu viện Trúc Lâm gặp Thế Tôn với 500 Tỳ-kheo để cùng nhau thưởng thức hương vị đặc thù của loại bánh gai Chí Kiệt.

Chỉ trong khoảnh khắc, Mục-kiền-liên đã đứng sừng sững giữa hư không trước phòng Chí Kiệt như một pho tượng rực rỡ. Vừa thấy dung nghi Trưởng lão, Chí Kiệt hết hồn, đứng bật dậy, nhưng chỉ trong giây lát thì trấn an được ngay và gằn giọng nói:

- Ông đạo, ông muốn gì? Dù cho ông trổ tài phù phép đi lại giữa hư không cũng chả kiếm được chút gì. Mời ông đi ngay cho!

Trưởng lão cất bước đi đi lại lại trong không trung.

Nổi nóng, Chí Kiệt quát:

- Ông đạo, cho dù ông ngồi kiết già ở đó thì cũng chả đánh động được lòng vị tha của ta đâu!

Trưởng lão liền xếp chân ngồi kiết già như đang nhập định.

Bực quá, Chí Kiệt thách thức:

- Ông đứng trên ngưỡng cửa sổ này cũng vô ích thôi. Cơm gạo đâu mà cho các ông. Một lũ lười biếng. Thấy ai có của thì lò mò tới. Thật không biết xấu hổ, liêm sĩ gì cả!

Trưởng lão liền đứng trên ngưỡng cửa sổ.

Hết chịu nổi, Chí Kiệt trợn mắt, chỉ tay vào mặt Trưởng lão, nói:

- Ông có phun mây, nhả khói đi nữa thì cũng chả sờn một sợi lông chân của ta.

Trưởng lão huýt nhẹ một cái và căn nhà liền chìm trong khói mù dày đặc.

Chí Kiệt phẫn uất, định nói: Dù mi có ho ra cát, kht ra la cũng thế thôi. Nhưng vì va ho, va sc, nước mt nước mũi trào ra, và nht là s căn nhà b thiêu ri, nên lão dằn được sân tâm, ôn tồn nói với vợ:

- Mình ơi! Làm thêm mt cái bánh cn con cho hn để hn đi cho khut mt. Hn đang trí mng đòi ăn đấy!

Người vợ cho một chút bột vào nồi, nhưng bánh lại nở to, làm nước trong nồi tràn ra. Chí Kiệt đau lòng thầm nghĩ: Hn là bà y đã ly nhiu bt quá!” Và thế là Chí Kit đích thân nhéo mt tí bt dính trên đầu thìa cho vào ni, nhưng bánh li to hơn cái trước. Và c thế, bánh h nu cái nào cũng ln hơn cái trước. Cui cùng Chí Kit nói vi v:

- Bà ơi! Coi cái nào nho nhỏ cho đại nó một cái. Nó đứng đó hoài làm tôi xốn mắt lắm!

Nhưng khi người vợ vừa lấy một cái thì tất cả bánh trong rổ đều dính chùm lại với nhau, ngạc nhiên, bà nói:

- Mình ơi! Bánh dính chùm, không g ra được!

- Để đó tôi gỡ cho. Chuyện nhỏ mọn thế mà cũng kêu réo!

Chí Kiệt gắng sức tách bánh ra, nhưng càng tách chúng càng dính chặt. Cuối cùng, chồng nắm một đầu, vợ nắm một đầu, cố kéo tách bánh ra, nhưng vẫn không được.

Trong khi Chí Kiệt hì hục chiến đấu với bánh, mồ hôi toát ra đẫm người, và lòng tham bỗng dưng biến mất. Quay sang nhìn vợ, lão nói:

- Bà ơi! Tôi không cn nhng th này na. Cúng dường r bánh cho ông sư đó đi.

Theo lời chồng, người vợ bê rổ bánh đến trước mặt Mục-kiền-liên. Trưởng lão mỉm cười, tán thán:

Vui thay bố thí cúng dường,

Xan tham đoạn tuyệt, mười phương an lành,

Vô thường, vô ngã, vô danh,

Vô công dụng xứ viên thành đạo tâm.

Chí Kiệt sững sốt đến trân người, mắt đăm đăm nhìn Trưởng lão mà hai gối quỳ xuống lúc nào không hay. Ông chắp tay, thưa:

- Kính bạch Trưởng lão, mời Trưởng lão đến đây, ngồi trên chiếc giường này và dùng bánh tự nhiên.

- Cảm ơn thí chủ. Đức Thế Tôn và 500 Sa-môn đang chờ bánh gai của thí chủ tại tu viện Kỳ Viên. Nếu không trở ngại, mong lão gia và phu nhân đem bánh và những thực phẩm khác đến cúng dường Thế Tôn và đại chúng, rồi cùng nhau thưởng thức cho vui.

- Nhưng Trúc Lâm cách đây xa quá, bạch Trưởng lão. Chúng con đi bằng cách nào?

- Khỏi lo! Min sao thí ch hoan h thì mi vic s đâu vào đó.

Thế là một chiếc cầu thang xinh xinh nối liền giữa biệt thự của lão gia với ngọ môn Kỳ Viên. Vợ chồng Chí Kiệt đến chùa nhằm giờ thọ trai. Họ đem bánh gai, bơ, sữa, đường, mật vào trai đường, đảnh lễ cúng dường Thế Tôn và đại chúng, rồi tất cả cùng nhau thọ thực trong bầu không khí chan hòa, thân mật.

Thọ trai xong, vợ chồng Chí Kiệt được Thế Tôn tán thán công đức và ban cho một thời pháp thoại về hạnh xả ly xan tham, vun bồi trí tuệ và lợi ích phước điền. Sau đó họ ngỏ lời tạm biệt Thế Tôn, đại chúng, và ra về trong niềm hạnh phúc vô biên.

Tối hôm sau, đại chúng họp nhau trong chánh điện, ai ai cũng hãnh diện ca ngợi thần lực của Trưởng lão Mục-kiền-liên.

- Quý huynh đệ thấy đấy, thần thông diệu lực của Trưởng lão Mục-kiền-liên quả thật bất khả tư nghì. Chỉ trong giây lát, Trưởng lão đã giáo hóa lão gia Chí Kiệt nhận thức được lý vô thường, vô ngã; đem vật thực đến chùa cúng dường lễ Phật, thật là thậm thâm hy hữu.

Nghe các Sa-môn tán dương hưng phấn trong chánh điện, Thế Tôn bước vào, nói:

- Vui hỷ! Các thy có gì mà hp nhau bàn luận thú vị thế này?

Đại chúng vừa liếc nhìn nhau thì Thế Tôn tiếp lời:

- Này các thầy Tỳ-kheo, các thầy hóa duyên với chúng sanh phải đến tận thôn làng, gặp mặt từng người, viếng thăm từng hộ mà không làm suy giảm niềm tin, hao tổn tài vật, và phiền lòng thí chủ. Hãy thuyết giảng cho họ biết đức hạnh của Đức Phật cũng giống như sứ mạng của một con ong, đúng không? Ong suốt đời tần tảo, bay tìm khắp muôn nơi, hút nhụy hoa làm mật, dâng hương vị cho đời; nhưng ong không tác hại gì cả. Tỳ-kheo Mục-kiền-liên là thế đó.

Im lặng trong giây lát, Thế Tôn mỉm cười và đọc kệ:

Tỳ-kheo vào làng xóm,

Như ong đến vườn hoa,

Lấy mật xong bay ra,

Không hại gì hương sắc.

           (PC. 49)

Không ai bảo ai, đại chúng đồng chắp tay, cúi đầu, khẽ niệm: A Di Đà Phật. Rồi họ đứng lên đảnh lễ Đức Thế Tôn và lui ra với những bước chân  nhẹ nhàng nhưng vững chãi hơn.

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/29/12