ƯNG  VÔ  SỞ  TRÚ

 

 

Thích Trí Thành

 

 

 

 

Trưởng Lăo Thích Trí Chơn, trong liên hệ tông môn, là sư huynh, nhưng về phương diện niên lạp, công hạnh,... là bậc thầy của tôi. Trong thời gian những năm lại đây, chúng tôi gọi Ḥa Thượng bằng Ôn, một đại từ thể hiện được sự thân thiết và ḷng tôn kính đối với một bậc tôn túc.

Vào đầu thầp niên 1990, sau khi được định cư ở Canada, tôi liền liên lạc với Ôn.  Được biết công việc hoằng pháp của Ôn quá nhiều, ít có th́ giờ rảnh rỗi, và Ôn cũng biết tôi có thể tự lo liệu lấy cho bản thân, mặc dù mới đến chỗ lạ, cho nên sự gặp gỡ không được thường xuyên lắm. Ngoại trừ có việc chi cần thiết, để giữ lễ, vào các lễ tiết quan trọng tôi đều điện thoại hầu thăm. Khi có tác phẩm nào mới hoàn thành, Ôn đều gởi cho, với lời đề tặng và khuyên nhủ.

Có lần, cách đây khoảng 8, 9 năm, tôi đến hầu Ôn tại Phật Học Viện Quốc Tế trong dịp Tết, Ôn dạy: “Có trên 20 ngôi chùa mà tôi phải thường xuyên đến để hướng dẫn quần chúng tu học. Lúc này tuổi tác đă cao, sức khỏe lại kém, không thể đến với họ đều đặn được. Nghe nói thầy hay sang Mỹ, vậy th́ đến một số nơi trong đó để giúp cho.”  V́ chưa chuẩn bị tinh thần cho những Phật sự như lời Ôn dạy, tôi trầm ngâm và thưa: “Con chỉ qua đây để tránh lạnh trong vài tháng cao điểm của mùa đông, rồi phải về lại Canada với công việc bên đó.” Rồi tôi “bạo gan” tiếp: “Sao Ôn không tạo dựng một cơ sở nào ở xứ ấm này để cho con được ‘ké’ với.”  Ôn dạy:  “Các vùng ấm như ở đây, cộng đồng đông đúc, chùa chiền đă có nhiều rồi, tăng ni cũng đă đủ để đáp ứng nhu cầu tu học cho Phật tử. C̣n các vùng miền đông, đồng bào thưa thớt, thiếu chùa, thiếu tăng ni, nên ḿnh phải đến đó với họ.  Ḿnh phải chịu khó, chịu khổ một chút.”

B́nh tâm nh́n lại những công việc và cách làm việc của Ôn, mới thấm được ư nghĩa sự “chịu khó, chịu khổ” đó của Ôn.  Ngoài những trọng trách phải gánh vác với các tổ chức Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại, những tác phẩm về nghiên cứu và phiên dịch, Ôn đă thiết lập trên 20 ngôi chùa làm cơ sở tu học cho quần chúng.  Nhiều cơ sở trong số đó, sự khởi đầu rất đơn giản là, biết nơi nào có đồng bào định cư mà chưa có chùa, Ôn hỏi t́m những người có tín tâm Tam Bảo đang ở đó, rồi hẹn cùng đến tại nhà của một vị nào đó để thăm hỏi, rồi tổ chức lễ bái, giảng pháp...  Dần dà theo thời gian, khi số lượng người đến đông hơn, th́ t́m thuê hoặc  mua một chỗ mới, với sự hỷ cúng của bá tánh, để kiến tạo chùa cảnh.  Kể từ những ngày khởi đầu như vậy, mỗi năm Ôn đều dùng xe buưt xuyên bang mà đến các nơi đó vào 3 dịp lễ lớn, nhiều lúc phải mang theo pháp khí, kinh điển, Phật tượng... để thăm viếng, thuyết giảng, tổ chức lễ lạc và điều hành các sinh hoạt. Những chuyến hoằng pháp như vậy thường kéo dài trong ṿng hai tháng rồi trở về lại căn pḥng khiêm tốn ở P.H.V. Quốc Tế.  Đều đặn và lặng lẽ như vậy trên 20 năm với số lượng đạo tràng nói trên, thực là một kỳ công. Một số cơ sở trong đó không những chỉ để thờ Phật và học Pháp mà c̣n là nơi để “sưởi ấm” cộng đồng, do đó vấn đề điều hành đôi lúc cũng gặp không ít nhiêu khê, nhưng với ư chí “tôn sùng đạo pháp” Ôn đă kham nhẫn để vượt qua.  Dẫu sao đi nữa, các ngôi chùa mà Ôn đă dày công tạo dựng vẫn c̣n đó và đang mang một sứ mạng như hoài băo của Ôn khi ban đạo từ trong dịp lễ khánh thành ngôi chánh điện chùa Pháp Bảo tại TP. Knoxville, TN: “Chùa lớn hay nhỏ không quan trọng, mà vấn đề là chúng ta phải tu học theo Phật cho có kết quả để thăng tiến bản thân, xây dựng hạnh phúc gia đ́nh và an lạc cho xă hội. Hăy trân quư và duy tŕ ngôi chùa đúng chức năng và sắc thái của nó để trao truyền cho các thế hệ con em, cũng như để đóng góp bản sắc của ḿnh với xứ sở Hiệp Chủng Quốc này.”

Trong  năm 2007,  có lần Ôn dạy: “Tôi nay già rồi, cái chết cận kề, nên chỉ tham dự các Phật sự nào cần thiết, c̣n th́ giờ để dành lo niệm Phật, chứ ḿnh là người xuất gia mà cuối cuộc đời để thua các Phật tử tại gia th́ ngó làm sao được!” Nghe vậy, tôi nghĩ đó chỉ là cách nói của Ôn, và để cảnh giác chúng tôi, chứ với Ôn th́ có lúc nào mà quên niệm Phật, nếu không niệm Phật th́ làm ǵ có được một cuộc sống và những Phật sự như Ôn đă làm.

Sau rằm tháng Giêng năm nay (2011), mặc dầu đă điện thoại và để lại lời nhắn, nhưng không thấy Ôn trả lời, tôi cùng thầy Giải Minh vẫn lái xe từ thủ phủ Sacramento về P.H.V. Quốc Tế để hầu thăm v́ biết rằng Ôn vẫn ở đó trong dịp này.  Đến nơi th́ được biết sáng nay có người đến đưa Ôn đi chữa bịnh, không biết đang ở đâu và lúc nào trở về. Tôi nôn nóng hỏi thăm đó đây.  Chiều về, lúc đang ở tại chùa Việt Nam, Los Angeles th́ nhận được điện thoại của Ôn, chỉ vỏn vẹn: “Xin lỗi, không thể tiếp Trí Thành được lúc nầy. Hoan hỷ nghe!” Nghe xong tôi càng bối rối thêm.  Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng t́m thăm được Ôn đang nghỉ tại chùa Báo Ân để các bác sĩ tiện việc thăm bịnh.  Thấy t́nh trạng sức khỏe của Ôn yếu, tôi liền liên lạc và sắp đặt với các huynh đệ trong tông môn về phụ giúp việc hầu hạ.  Một buổi sáng, trong khi chờ đợi HT. Thích Nguyên Trí đến đưa Ôn về chùa Bát Nhă ở Santa Ana để chăm sóc thuốc men và nghỉ ngơi, và đă có thầy Khánh Minh, đến từ Knoxville, bên cạnh, tôi xin phép được lên lại Bắc Cali.  Biết tánh Ôn rất ngại việc nhờ cậy và làm người khác bận tâm nên tôi mạnh dạn thưa:  “Anh em chúng con luôn có bên cạnh Ôn trong lúc này, cần sai bảo điều ǵ, xin Ôn cứ tự nhiên và đừng lo ngại chi cả.”  Ôn dạy: “Việc đời đă làm xong, việc đạo đă làm xong, và việc chùa cũng đă làm xong, vậy tôi chẳng c̣n ǵ để phải lo lắng cả.” Nghe vậy, nhưng tôi chẳng nghĩ ngợi ǵ, và vẫn tin tưởng rằng sức khỏe của Ôn không đến nỗi nào. Bởi, mới năm ngoái, sau lễ húy nhật của Bổn sư tại chùa Linh Mụ Hải Ngoại, Ôn đă cùng anh em chúng tôi lái xe về chùa Diệu Đế ở Pensacola, FL. để thăm Ni sư Giới Quang đang bịnh nặng.  Ôn đề nghị trên lộ tŕnh đi và về luôn tiện ghé thăm một số chùa mà Ôn đă từng gắn bó sinh hoạt.  Chuyến đi kéo dài 6 ngày liên tục, cứ đêm nghỉ ngày đi, có ngày phải ngồi trên xe suốt 8 tiếng đồng hồ, và thăm được tất cả 5 chùa.  Tới nơi nào, sau khi cơm nước, chúng tôi được nghỉ ngơi, riêng Ôn c̣n phải tiếp xúc thăm hỏi những đạo hữu thân quen ở các chùa đó.  Sau hành tŕnh nầy, chúng tôi đều cảm thấy ră rời, trái lại không thấy một biểu hiện mệt mỏi nào ở Ôn mặc dầu tuổi đă xấp xỉ 80. Thấy sự tráng kiện như vậy, tôi tin rằng thọ mạng của Ôn c̣n dài.

Nhưng khi đang ở tại San Jose th́ được thầy Hải Chánh cho biết là sức khỏe của Ôn rất yếu và Ôn có hỏi thăm tôi mấy lần.  Nhân đó, qua điện thoại tôi xin phép Ôn là thứ Hai (tức c̣n 2 ngày nữa)  tôi mới về hầu Ôn được v́ hai ngày cuối tuần đă nhận lời với vài Phật sự.  Ôn hoan hỷ và hỏi như mọi lần: “Đi bằng phương tiện ǵ và có ai đón chưa?”  Như lời hứa, tôi về chùa Bát Nhă vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Hai và liền vào hầu thăm th́ được Ôn hỏi han và dạy bảo rơ ràng, minh mẫn như b́nh thường mặc dầu thể lực đă yếu.  Hầu chuyện Ôn được 30 phút th́ có pháp hữu Tâm Huy và một bác đạo hữu đến thăm, cũng được Ôn thân mật hỏi han và nhắc nhủ công việc cẩn thận, không có dấu hiệu nào của sự quên lẩn.  Rồi, chúng tôi ra pḥng khách để uống nước.  Trong khi Tâm Huy đang pha trà, như một linh tính, tôi trở lại nơi Ôn đang nghỉ, th́ thấy thần sắc của Ôn yếu rơ. Tôi liền đến bên Ôn, sửa lại chăn mền cho ngay ngắn và nói thầy Hải Đàm sang pḥng kế thưa với HT. Viện chủ chùa Bát Nhă và HT. Thích Trí Đức biết t́nh trạng của Ôn.  Hai ngài cùng vào với hậu vàng trang nghiêm, thấy Ôn như vậy hai ngài liền xướng lên: Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, và đại chúng đồng niệm theo.  Ôn đưa tay lên vẫy chào như những lần tiễn đưa thân mật.  Sợ Ôn mệt, tôi kính cẩn đặt tay Ôn xuống vị thế trang nghiêm. Rồi, Ôn bất động và từ từ trút những hơi thở cuối cùng trong tiếng niệm Phật thành kính của đại chúng hiện diện.

Kính bạch Giác Linh Ôn,

Trong lúc cùng đứng trang nghiêm với đại chúng bên cạnh nhục thân Ôn, thành kính niệm Phật để tiễn đưa, nhưng ḷng con vẫn cảm thấy chơi vơi! Thôi, xa rồi một vị sư huynh, một bậc thầy đáng kính suốt cuộc đời tận tụy phụng sự Đức Phật.  Cuộc sống của Ôn quá khiêm tốn, làm nhiều nhưng ít nói, khi đă quyết định làm việc ǵ th́ một ḷng mà thực hiện, bất chấp chướng ngại nào.  Mặc dù kiến lập được nhiều ngôi chùa nhưng vẫn chỉ ở trong một căn pḥng khiêm tốn tại P.H.V. Quốc Tế với toàn sách báo và một ít vật dụng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân, kể cả bếp núc. Khi Ôn đă trọng tuổi và quyết định thành lập chùa Linh Mụ Hải Ngoại để thờ Phật, thờ Thầy, và cũng để cho chư huynh đệ được Ôn bảo lănh qua Phật sự đó đây có nơi mà thỉnh thoảng trở về với nhau. Có chỗ mới, chúng con cùng thỉnh Ôn về cộng trú để được hầu hạ, nhưng Ôn không đồng ư. Lại xin được thay phiên nhau đến P.H.V. Quốc Tế để phụng sự Ôn, cũng bị từ chối.  Ôn dạy là Ôn tự lo cho ḿnh được. Thật vậy, hầu hết việc lớn việc nhỏ về đời sống của ḿnh, Ôn đều tự lo, lo một cách vô cùng chu đáo.  Việc lớn như sự chết, Ôn đă chuẩn bị mọi sự cho ḿnh, không để phiền lụy đến ai.  Việc nhỏ như ly nước chén cơm, Ôn cũng tự phục vụ lấy.  Nhớ lại ngày khi tang lễ xong, chúng con được phép dọn dẹp pḥng của Ôn, nh́n thấy nồi cháo Ôn tự nấu lấy đang lở dở trên bếp mà cảm thấy chạnh ḷng.

Kính bạch Giác Linh Ôn,

Mặc dầu tiếc thương vô cùng, tuy nhiên, các thị hiện của Ôn trong những giây phút cuối của cuộc đời đă tạo cho chính con một sức mạnh. Thấy được sự liên hệ pháp quyến, mặc dù đă biết khi tụng kinh Pháp Hoa. Với cái vẫy tay cuối cùng trước khi nhắm mắt cho thấy sự chết chỉ là một tạm biệt như bao lần tạm biệt trước.  Sự b́nh an và chủ động trước khi ra đi, thể hiện được công hạnh của Ôn đă viên thành, vô trú, vô trước.  Con luôn dặn ḷng nhớ lời Ôn dạy và cố gắng sống như Ôn đă sống.

 

Kính đảnh lễ Giác Linh Ôn,

Pháp đệ:  Thích Trí Thành

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/29/12